Là địa phương nằm trong khu vực sông Tiền, cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang đang phát huy tiềm năng du lịch, giải quyết công ăn việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - văn hóa chung của tỉnh.
Hưng Yên được mệnh danh là thủ phủ nhãn của cả nước, với diện tích gần 5.000 ha. Thời điểm này, nhiều vườn nhãn đang bước vào mùa thu hoạch. Ngoài việc bán nhãn cho thương lái, các nhà vườn còn kết hợp phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm. Việc các nhà vườn mở cửa đã góp phần đưa trái nhãn Hưng Yên đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ngày 19/8, tại thành phố Tuyên Quang, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý các Khu du lịch tỉnh Tuyên Quang, CLB lữ hành Unesco Hà Nội tổ chức toạ đàm giới thiệu, quảng bá du lịch Tuyên Quang, trong đó điểm nhấn là Lễ hội thành Tuyên dịp trung thu sắp tới.
Ngày 19/8, công trình cầu kính Ngàn Thông (Khu Du lịch TTC Thung lũng Tình yêu, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) chính thức mở cửa đón khách tham quan sau hơn 4 năm xây dựng. Đây là cầu kính đầu tiên ở Tây Nguyên và khu vực miền Nam.
Làng Giethoorn, nằm ở phía bắc Hà Lan, được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất thế giới.
Có tiềm năng về du lịch phong phú, biển Tân Thành (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông) đang được tỉnh Tiền Giang quan tâm, đầu tư khai thác để trở thành một địa điểm du lịch sinh thái đầy triển vọng với những sản phẩm hấp dẫn du khách, góp phần giúp các huyện ven biển của địa phương phát triển bền vững trong tương lai.
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) với vùng lõi là Vườn Quốc gia Núi Chúa sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan độc đáo với vẻ đẹp kỳ vĩ của rừng trên cao, bán sa mạc dưới thấp và biển liền kề.
Đối với Ninh Bình, thúc đẩy việc xây dựng đa dạng các sản phẩm du lịch được xác định như động lực mới cho tăng trưởng du lịch của tỉnh nhằm thu hút nhiều hơn nữa du khách. Trong đó, khai thác các yếu tố văn hóa được xem là đòn bẩy góp phần thu hút và “níu” chân du khách lâu hơn khi đến địa phương.
Ninh Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, là một trong 16 khu du lịch trọng điểm của cả nước, trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ. Đánh thức giá trị của di sản để phát triển một cách bền vững đã tạo động lực để du lịch Ninh Bình cất cánh.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và văn hóa đã tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả, giúp quảng bá hình ảnh vùng đất, con người nơi đây.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay với 4 ngày nghỉ liên tiếp là cơ hội để các điểm du lịch đón lượng lớn du khách, đặc biệt là du khách trong nước. Các địa phương, doanh nghiệp lữ hành, lưu trú khu vực phía Nam đã thông tin, quảng bá nhiều sản phẩm du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, các tour, tuyến hấp dẫn để du khách lựa chọn.
Thảo nguyên Suôi Thầu cách thị trấn Cốc Pài - trung tâm huyện Xín Mần, Hà Giang khoảng 6 km, có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Vùng đất này được những người đam mê "xê dịch" ví von như một "Thụy Sỹ thu nhỏ" bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và hùng vĩ.
Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 352/TTr-DL đề nghị Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và một số đơn vị chức năng tăng cường tuyên truyền, thông tin khuyến cáo khách du lịch trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 17 năm 2023 (ITE HCMC 2023) sẽ được mở rộng về quy mô, tăng gấp đôi diện tích triển lãm và gian hàng so với năm 2022 để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Các địa phương, doanh nghiệp du lịch đề xuất khai thác lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa, quốc tế.
Xác định mục tiêu phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Thuận triển khai các giải pháp đa dạng sản phẩm, tăng cường quảng bá, đưa địa phương trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, quốc tế, một trong những điểm đến hàng đầu khu vực và quốc tế.
Phát triển du lịch xanh có trách nhiệm với môi trường thông qua hoạt động du lịch góp phần bảo tồn, gìn giữ văn hóa bản địa, đồng thời tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho người dân là hướng đi bền vững, tạo giá trị lâu bền cho chuỗi sản phẩm du lịch.
Ở ven biển cực Nam Trung Bộ, giáp vùng Đông Nam Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - hội tụ xanh".
Theo các doanh nghiệp du lịch, chính sách mới về thị thực (visa) về xuất nhập cảnh sẽ chính thức có hiệu lực từ 15/8/2023 sẽ giúp lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khoảng 20% đến 30% vào cuối năm nay và năm 2024.
Ngày 14/8, UBND tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thí điểm Cổng thông tin và ứng dụng di động du lịch thông minh tỉnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 14/8, báo điện tử ThmeyThmey của Campuchia đăng bài viết nhận định Việt Nam đang trở thành điểm đến du lịch yêu thích của khu vực với đà phát triển nhanh, thu hút sự tham gia của nhiều lĩnh vực.