Tại Quyết định 600/QĐ-BVHTTDL ngày 03/02/202, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Sông Đốc hay Sông Ông Đốc là một địa danh có cảng biển sầm uất, sử cũ gọi là Đốc Huỳnh Cảng, khá nổi tiếng từ cách đây gần 300 năm. Đây là nơi giao thương kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới từ giữa thế kỷ XVIII.
Theo truyền thuyết, cá Ông (một loài cá Voi) được xem là loài cá linh thiêng, giúp đỡ ngư dân trong lúc ra biển, gặp cơn sóng to, gió lớn hay trong mưa bão. Đây là điểm tựa về mặt tinh thần của nhiều thế hệ ngư dân khi lênh đênh trên mặt biển. Cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn sắc phong cho cá Ông là Nam Hải Đại Tướng quân, đây là danh hiệu chính thức được triều đình nhà Nguyễn công nhận, nên hầu hết các địa phương trên cả nước đều lập nơi thờ phụng cá Ông để tỏ lòng thành kính...
Vào các ngày 14, 15 và 16/2 Âm lịch hàng năm, ngư dân ở Sông Đốc và các vùng lân cận cùng nhau thiết lễ Nghinh Ông tại Lăng Ông (Đền thờ cá Ông) Nam Hải Đại Tướng quân ở thị trấn Sông Đốc.
Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc được tổ chức rất trang nghiêm, thành kính và nhộn nhịp, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Đây là một trong những lễ hội lớn và lâu đời của tỉnh Cà Mau, đặc biệt là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân làm nghề đánh bắt thủy, hải sản tại thị trấn Sông Đốc, lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc còn là một Di sản Văn hóa phi vật thể tiêu biểu của vùng đất Cà Mau...