Đề nghị đưa lễ hội Lồng Tông vào danh mục di sản

Ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết: Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của lễ hội Lồng Tông, hiện tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành lập hồ sơ lý lịch lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang để trình Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.


Đường cày đầu xuân trong Lễ hội Lồng Tông, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN.


Theo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang “Lồng Tông” có nghĩa là “xuống đồng”; lễ hội Lồng Tông là lễ hội “xuống đồng”. Đây là lễ hội cổ truyền đặc sắc của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa nghi lễ mang đậm tính dân gian về cội nguồn văn hóa. Lễ hội được lưu truyền từ lâu trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày.

Lễ hội Lồng Tông là lễ hội cầu thần Nông, thần Thành Hoàng làng và thần bản địa của đồng bào dân tộc Tày với mục đích tạ ơn thần làm cho mùa màng bội thu; cầu mong thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của dân bản ấm no, tươi vui, nhà nhà ấm no hạnh phúc...

Lễ hội Lồng Tông của tỉnh Tuyên Quang được tổ chức từ mồng 2 tháng Giêng kéo dài đến đầu tháng Hai âm lịch hàng năm, theo khu vực dân cư, có thể liên xóm, liên xã, có khi cả một vùng. Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội.

Theo các nhà nghiên cứu về lễ hội Lồng Tông của người dân tộc Tày cho rằng “phần nghi lễ thể hiện cái tinh thần và phần hội thể hiện cái tinh hoa”. Các hoạt động trong lễ hội nhằm mục đích để cầu mong mưa thuận gió hòa, dân an vật thịnh. Đồng thời, lễ hội cũng là dịp gặp gỡ trao đổi, thưởng thức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian hấp dẫn…

Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND các huyện xây dựng chương trình, kế hoạch để phục dựng và bảo tồn lễ hội Lồng Tông tại các thôn bản, các xã, huyện đúng với truyền thống và theo nguyện vọng của người dân.

Trước đó, tỉnh Tuyên Quang cũng đã hoàn thành lập hồ sơ lý lịch nghi lễ Then (hát Then) dân tộc Tày và trình Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.


Vũ Quang Đán

Vinh dự và trách nhiệm trước di sản văn hóa của thế giới
Vinh dự và trách nhiệm trước di sản văn hóa của thế giới

Nhân sự kiện "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" được UNESCO vinh danh, công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với ông Hà Kế San (ảnh), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN