Việt Nam tận dụng ‘dân số vàng’ chuẩn bị cho xã hội già hóa

Việt Nam đang đứng trước cơ hội hiếm hoi để “cất cánh” và sánh vai các quốc gia trong khu vực với thời kỳ dân số “vàng”. Song, viễn cảnh già hóa dân số sẽ sớm tiếp nối và điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề an sinh xã hội, thúc đẩy người trẻ cần chuẩn bị cho già hóa chủ động ngay từ bây giờ.

Dân số “vàng” – Không tận dụng, sẽ lỡ thời cơ

Từ năm 2010, nước ta đã bước vào thời kỳ dân số “vàng” và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2036, TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức ngày 20/9/2022 vừa qua.

Hiện nay, Việt Nam đã có trên 64 triệu người trong độ tuổi lao động. Đặc biệt, nhóm dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi có ưu thế và thuận lợi nhất định trong việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt chuyển đổi nghề. Đây chính là dư lợi lớn của “dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế. Và thực tế, chúng ta vẫn còn một đoạn đường dài cần đi nếu tận dụng thời cơ dân số “vàng” để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tiến tới “già hóa chủ động”.

Chú thích ảnh
Lợi thế từ dân số “vàng” là cơ hội để Việt Nam tạo “bước nhảy vọt” trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn: Freepik.

Tuy nhiên, giai đoạn dân số “vàng” sẽ trôi qua rất nhanh. Vì bắt đầu từ năm 2040, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già. Thay vì chăm lo việc làm, bổ sung năng lực cho lực lượng lao động, cả xã hội sẽ chuẩn bị cho giai đoạn già hóa dân số và tập trung chăm lo cho sức khỏe, đời sống của người cao tuổi.

Thách thức trước mắt khi đón nhận già hóa dân số

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ già hóa của Việt Nam đang cao hơn mức dự báo. Trong khi đó, tiến trình già hóa dân số đã diễn ra ngay trước năm 2030. Nếu không tranh thủ, tăng tốc nhanh để tận dụng thời cơ dân số “vàng” thì Việt Nam dễ rơi vào cảnh chưa kịp phát triển đã lại phải quay sang lo gánh nặng an sinh xã hội.

Trước bối cảnh trên, GS. Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em nhấn mạnh, Việt Nam cần chớp lấy thời cơ “dân số vàng” để cải thiện năng suất lao động, vì cơ hội này sẽ không quay trở lại, nếu có phải ít nhất 100 - 200 năm sau.

Chú thích ảnh
Bài toán khó cản bước quá trình tận dụng thời kỳ dân số “vàng” và cởi mở đón nhận một xã hội già hóa. Nguồn: Freepik.

Hiện tại, lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch... cũng đang thiếu hụt trầm trọng. Nói về những hạn chế của thị trường lao động Việt Nam hiện nay, stỷ lệ lao động có chứng chỉ còn thấp, mới đạt 26%, nhất là lao động quản lý, lao động chuyên gia.

Hành động từ sớm để chớp lấy thời cơ dân số “vàng”

Nhìn nhận từ những thách thức đã nêu cùng với thời cơ dân số “vàng” hiếm hoi, Việt Nam cần tận dụng triệt để cơ hội này để “cất cánh” như một số nước trong khu vực đã từng làm. Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước tiêu biểu đã sử dụng dân số “vàng” để tạo nên những kỳ tích, đóng góp 1/3 tăng trưởng kinh tế.

Chú thích ảnh
Chú trọng nâng cao chất lượng “vàng” và nhận thức của người trẻ nhằm tạo tiền đề tiến đến “già hóa chủ động”. Nguồn: Freepik.

Các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chú trọng nâng cao chất lượng “vàng” và nhận thức của người trẻ nhằm tạo tiền đề tiến đến “già hóa chủ động”. Trong đó, cần có chính sách định hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ, đặc biệt là nguồn nhân lực khoa học, kỹ thuật với chất lượng cao. Đồng thời, quy hoạch phát triển đa dạng các ngành nghề phù hợp với điều kiện của Việt Nam, cũng như xuất khẩu lao động ra nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người lao động.

Việc lồng ghép các biến dân số vào chính sách phát triển kinh tế – xã hội cũng rất cần thiết, trước hết là các kế hoạch về y tế, giáo dục, việc làm và an sinh xã hội. Về phía lực lượng lao động trẻ, họ cần chủ động nâng cao nhận thức về việc chuẩn bị kế hoạch và tích lũy cho tương lai, đặc biệt là tuổi già độc lập trên bốn khía cạnh tài chính, sức khỏe, tinh thần, gắn kết xã hội.

Điều này đồng nghĩa với bức tranh tương lai, nhóm dân số vàng nên là nhóm dân số già có thu nhập tốt, có sức khỏe tốt cũng như tham gia các hoạt động xã hội

Làm thế nào để ‘già hóa chủ động’: Bài toán khó cho người trẻ
Làm thế nào để ‘già hóa chủ động’: Bài toán khó cho người trẻ

Lập kế hoạch để già hóa chủ động là điều cấp thiết đối với người trẻ hiện nay, đặc biệt là thế hệ Millennials (sinh trong giai đoạn 1980-1996) trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào thời kì “dân số già”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN