Quê ở Tây Ninh, Hồ Bảo Ngọc, tân sinh viên trường ĐH Văn Hiến, xuống TP Hồ Chí Minh học và thuê trọ sống cùng 3 người bạn tại quận Bình Thạnh. Tháng đầu, Ngọc được gia đình cho 7 triệu đồng để chi tiêu.
“Lúc đầu mình nghĩ chỉ cần 6 triệu là quá dư rồi, vì ở quê mình còn không dùng tới tiền tiêu vặt. Nhưng cuối cùng mọi thứ không như mơ”, nữ sinh viên kể.
Trong số tiền được chu cấp, tiền trọ và điện nước 2 triệu, đóng các khoản phí trên lớp khoảng 1,5 triệu. Số tiền còn lại để mua đồ cá nhân, đi lại và ăn uống hàng ngày. Để tiết kiệm, Ngọc còn mang gạo, thịt, trứng từ nhà theo, rau xanh và các loại đồ ăn không để lâu được thì nữ sinh tự mua.
Lần đầu tiên sống ở TP Hồ Chí Minh, Ngọc “sốc” với mức sống đắt đỏ ở đây. “Mặc dù biết chi phí sẽ cao hơn ở quê, nhưng mình không nghĩ lại quá đắt đến vậy. Vào siêu thị mua vài món đồ dùng chung trong phòng, khi xem hóa đơn lên đến tiền triệu. Ra chợ mua bó rau cải ở quê có giá 3.000 đồng, mà dưới này lên đến 20.000 đồng”, Ngọc nói.
Vừa choáng trước giá cả sinh hoạt tại thành phố, vừa phải làm quen với cách học mới trong môi trường đại học, khiến Ngọc căng thẳng. “Nhiều lúc bạn rủ uống trà sữa, nhưng để xua tan căng thẳng, mệt mỏi, mình chỉ uống chai Trà Xanh Không Độ để giảm stress”, nữ sinh viên quê Tây Ninh tâm sự.
Điều Ngọc sốc nhất ở TP Hồ Chí Minh là kẹt xe. “Từ nhà trọ đến trường chỉ khoảng 4km, vào khung giờ bình thường đi khoảng 15 phút nhưng mỗi khi tan học vào giờ cao điểm buổi chiều phải đi mất cả 40 phút. Chưa kể những khi trời mưa, nước ngập, kẹt xe còn kéo dài cả vài tiếng”, Ngọc kể lại.
Tương tự, Phạm Trần Quang Kha, tân sinh viên trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng choáng ngợp vì mật độ giao thông đông đúc ở thành phố. Quê ở Khánh Hòa, vì chưa có bạn bè và để tiết kiệm chi phí, nam sinh viên chọn ở trọ tại TP Thủ Đức cùng người anh họ. Hằng ngày, Kha đi học bằng xe buýt, với quãng đường gần 20km.
“Mỗi ngày mình mất hơn 1 tiếng, đi 2 tuyến xe buýt mới đến được trường. Vào giờ cao điểm kẹt xe ,thì đi lâu hơn và rất mệt mỏi. Mỗi ngày đi học về, lúc chờ tuyến xe buýt thứ 2, mình thường mua sẵn chai Trà Xanh Không Độ lên xe uống. Vừa ngắm cảnh đường phố, vừa uống chai Trà Xanh, để xua tan mệt mỏi, giảm stress giúp mình thư giãn hơn”, Kha kể.
Những tân sinh viên như Ngọc và Kha lần đầu tiên rời xa gia đình, bước chân vào môi trường sống mới, lạ người, lạ văn hóa, lạ tất cả mọi thứ trong khi luôn phải đưa ra mọi quyết định cho bản thân nên thường gây stress cho rất nhiều bạn trẻ.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Giáo dục năm 2023 cho thấy, khoảng 900 tân sinh viên (gần 43%) gặp khó khăn về tài chính trong năm đầu đại học, kế đó là học tập và đời sống xã hội. Ngoài sốc về mức chi tiêu, hay giao thông đô thị, nhiều tân sinh viên còn chật vật thích nghi với môi trường học.
Thảo Linh, sinh viên trường ĐH Tài chính Marketing TP Hồ Chí Minh rơi vào trường hợp này. “Mình khá sốc với cách học ở đại học, khi còn ở phổ thông, mình học theo thời khóa biểu và được thày cô hướng dẫn chi tiết. Ở đại học mình phải đăng ký tín chỉ, hay đi học vào những giờ trưa khiến đồng hồ sinh học thay đổi”, Thảo Linh vừa tâm sự vừa thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước giờ vào ca học mới.
Môi trường đại học đề cao tính tự học, tự nghiên cứu khiến nhiều tân sinh viên cảm thấy stress. Bên cạnh đó, có những môn học lần đầu tiên được tiếp xúc, nghe thầy cô giảng mà không hiểu mình vừa nghe cái gì. Trong khi số lượng bài được giao và “deadline” nộp dồn dập đổ về, khiến nhiều bạn bị ngợp.
Một nghiên cứu của trường ĐH Y Dược Hà Nội năm 2022 cho thấy, có khoảng 45-57% sinh viên năm nhất gặp các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, tác động tiêu cực tới kết quả học tập. Chia sẻ với những căng thẳng, áp lực gây stress của tân sinh viên, nhiều anh chị đi trước khuyên các bạn cần bình tĩnh xem đang gặp khó ở đâu để tìm giải pháp.
“Với các tân sinh viên lần đầu sống ở thành phố nên tham gia sinh hoạt trong 1 hội nhóm nào đó, như hội sinh viên đồng hương xa quê để giảm cảm giác lạc lõng, chia sẻ các khó khăn về sinh hoạt, học tập. Khi có một tập thể để san sẻ, các bạn sẽ giảm áp lực khi phải thích nghi và hòa nhập với môi trường mới, có thêm các hoạt động và trải nghiệm xã hội để làm giàu vốn sống”, Quỳnh Chi, sinh viên năm 3 trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh tư vấn.
Về cách học, Phạm Phúc Điền, sinh viên năm 4 trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh chia sẻ, các tân sinh viên khi chưa hiểu gì cần hỏi lại ngay thầy cô để được hướng dẫn thêm. Thông thường, các môn học sẽ kết thúc chênh lệch khoảng vài tuần. Vì vậy khi kết thúc môn học, các bạn nên dành thời gian để nghiên cứu, học các kiến thức cơ bản sẽ giúp nắm chắc bài và dễ dàng vượt qua kỳ thi thay vì học dồn dập các môn chỉ trong một thời gian ngắn.
“Thói quen của mình là vừa học bài, vừa thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ để xua tan căng thẳng, giảm stress. Vừa giúp thư thái, tỉnh ngủ lại dễ học bài hơn khi về khuya”, Phúc Điền tươi cười nói.
Với EGCG có trong nguyên liệu lá trà xanh Thái Nguyên, Trà Xanh Không Độ luôn là lựa chọn yêu thích của nhiều sinh viên giúp xua tan căng thẳng mệt mỏi, giảm stress trước những áp lực trong học tập, cuộc sống.