Để giúp nông dân sản xuất nông nghiệp thuận lợi, những năm gần đây Vĩnh Phúc đã có các cơ chế chính sách như hỗ trợ người dân 70% chi phí mua giống lúa có năng suất, chất lượng và khả năng thích ứng tốt với thời tiết. Vĩnh Phúc còn quan tâm đến xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn và thủy lợi.
Tất cả các xã cơ bản hoàn thành tiêu chí thủy lợi (trong đó, 100% kênh loại I và loại II, 95% kênh loại III đã được kiên cố hóa). Vĩnh Phúc cũng hỗ trợ người dân mua hàng trăm máy nông nghiệp để giải phóng sức lao động cho người dân và nag hiệu quả trong sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. cơ giới hóa….
Riêng trong 3 năm (giai đoạn 2016- 2018), toàn tỉnh đã cứng hóa được 280,6 km giao thông nông thôn và 209 km đường trục chính nội đồng. Vĩnh Phúc có 112 xã đã cứng hóa được trên 1.200 km đường trục xã và đường từ trung tâm hành chính xã đến đường huyện, đạt 97%; 940,5 km đường trục thôn, liên thôn, chiếm 85%; 838 km đường ngõ xóm, đạt 84%.
Theo người dân, Vĩnh Phúc là tỉnh thu hoạch lúa sớm hơn so với các tỉnh, thành lân cận vị gieo cấy sớm hơn. Khi lúa chín, bà con phải tập trung nguồn lực để gặp cho nhanh để tránh mưa, gió đổ lúa xuống mặt ruộng gây thiệt hại vì thóc rụng hoặc nảy mầm.
Vụ Mùa năm 2019, toàn tỉnh gieo trồng gần 24.000 ha, giảm hơn 6% so với vụ mùa năm 2018 do nhiều nguyên nhân, đó là nhà nước thu hồi đất thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Người dân chuyển từ trồng lúa sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn; một số vùng trũng xảy ra ngập úng nên người dân bỏ đất không canh tác.
Chỉ hơn 10 hôm bà con tập trung xuống đồng, đến nay các địa phương trong tỉnh đã thu hoạch được 70% diện tích lúa mùa với năng suất ước đạt khoảng 54 tạ/ha. Một số cánh đồng chất lượng đất canh tác tốt, công tác diều tiết nước, chăm sóc dịch bệnh tốt... thuộc các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, năng suất lúa ước đạt trên dưới 60 tạ/ha./.