Masan High-Tech Materials - 12 năm một hành trình đầy tự hào

Dự án Núi Pháo – Masan Resources - Masan High-Tech Materials… những “từ khóa” đó đã không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, bởi những gì mà Công ty đã và đang làm trong những năm qua, góp phần quan trọng vào tăng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, thay đổi diện mạo một vùng quê còn khó khăn...

Chú thích ảnh
Toàn cảnh khu vực mỏ Núi Pháo trước khi MHT tái khởi động.

Nhưng điều quan trọng hơn cả, Dự án Núi Pháo – Masan High-Tech Materials đã làm thay đổi cách nhìn của nhiều người từ một doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, nay là nhà cung cấp vật liệu công nghiệp công nghệ cao toàn cầu, với tổ hợp nhà máy sản xuất, chế biến khoáng sản hiện đại, với quy mô mang tầm cỡ quốc tế, từng bước đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp vật liệu công nghệ cao cho  toàn cầu.

Phá thế độc quyền về vonfram của Trung Quốc

Ngày 18/6/2010, tại Thái Nguyên, Tập đoàn Masan đã làm lễ khởi động dự án Núi Pháo, Masan Resources được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy và phát triển dự án.

Cuối tháng 4/2013, dây chuyền khai thác và chế biến khoáng sản tại Núi Pháo đã hoàn thành và đi vào sản xuất. Ngay sau đó, Tập đoàn Masan đã ký thỏa thuận với H.C. Starck - doanh nghiệp chế biến khoáng sản công nghiệp hàng đầu của Đức, thành lập Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C. Starck.

Liên doanh này tạo điều kiện để phát triển một nhà máy chế biến vonfram tích hợp có quy mô lớn tại Việt Nam, có khả năng làm giàu vonfram từ phẩm cấp thấp đến 0,12% trong thân quặng lên một nhóm các sản phẩm kết tinh phức tạp có chứa hơn 80% vonfram tinh khiết, mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Chú thích ảnh
Người lao động Việt Nam và nước ngoài làm việc tại mỏ Núi Pháo.

Cuối năm 2013, nhà máy bắt đầu hoạt động thử nghiệm và đầu năm 2014 bắt đầu sản xuất thương mại. 

Với trữ lượng khoảng 83 triệu tấn quặng vonfram và khoáng sản khác như florit, bikhoángsmut và đồng, Việt Nam đã tiến đến phá thế độc quyền về vonfram thế giới của Trung Quốc.

Với tầm nhìn “Từ tài nguyên chiến lược của Việt Nam vật liệu công nghệ cao toàn cầu”, trong hành trình của mình Masan Resources đã chuyển dịch thành công từ doanh nghiệp khai thác sản sang một tầm cao mới là trở thành nhà cung cấp vật liệu cho công nghệ cao toàn cầu. Các dòng sản phẩm của Công ty là những thành tố then chốt trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu, tích hợp vào những cải tiến đang diễn ra trong lĩnh vực vật liệu bán dẫn, in 3D, khoa học người máy, ô tô điện, năng lượng tái tạo, y khoa và hàng không vũ trụ.

Tháng 6/2020, Masan Resources đã công bố hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram toàn cầu của H.C. Starck Group GmbH (HCS). Việc mua lại nền tảng kinh doanh Vonfam của Tập đoàn H.C Starck sẽ mang lại cho Masan Resources các trung tâm sản xuất tiên tiến ở mỗi khu vực thị trường trọng yếu như NAFTA, EU và APAC với các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc; một nền tảng công nghệ tái chế đẳng cấp thế giới, vừa có thể mở rộng và nhân rộng ra mọi địa điểm cơ sở kinh doanh.

Hiện nay, với việc kết hợp giữa dòng sản phẩm hiện có và sản phẩm mở rộng, Công ty có thể tạo vị thế vững vàng do có lợi nhuận kinh doanh từ nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai với các dòng sản phẩm của mình như các vật liệu công nghệ cao dùng để hỗ trợ những tiến bộ công nghệ; đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng công nghiệp về sự đô thị hóa nhanh chóng tại nhiều nước đang phát triển; và phục vụ các chương trình nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng tại các nước phát triển..

Tại Đại hội đồng Cổ đông Thường niên vào ngày 29/6/2020, Công ty đã công bố đổi tên từ Công ty CP Tài nguyên Masan (Masan Resources) sang tên mới là Công ty CP Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials). Đây là bước đi chiến lược nhằm đưa Công ty trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng chuỗi giá trị tích hợp xuyên suốt. Điều này có thể giúp Công ty tạo ra dòng tiền ổn định qua các chu kỳ thị trường, đồng thời mở rộng quy mô thị trường đầu ra lên gấp 3,5 lần, từ 1,3 tỷ USD lên 4,6 tỷ USD.

Chú thích ảnh
Nhà máy công nghệ cao của Masan High-Tech Materials tại Việt Nam.

Mục tiêu thành doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ cao

Sau khi hợp nhất nền tảng kinh doanh của H.C. Starck tại Đức, Canada và Trung Quốc, Masan High-Tech Materials thực hiện chuyển giao thành công chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm hơn 100 năm của H.C. Starck; đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp trên toàn cầu, hướng tới hoạt động hiệu quả, mở rộng quy mô thị trường và danh mục sản phẩm. 

H.C. Starck đã đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Masan High-Tech Materials với lợi nhuận trước thuế đạt 746 tỷ đồng: Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo và Công ty TNHH Vonfram Masan đóng góp 2.324 tỷ đồng vào doanh thu hợp nhất. Kết quả này đã chứng minh quyết định mua lại và sáp nhập nền tảng kinh doanh của H.C. Starck năm 2020 trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 là đúng đắn, tạo đà vững chắc cho sự tăng trưởng của Công ty trong tương lai.

Chú thích ảnh
Các sản phẩm Vonfram chế biến sâu của Masan High-Tech Materials.

Ngoài những dòng sản phẩm mới, Masan High-Tech Materials cũng phát triển thiết bị phân tích mới, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và đã được cấp bằng sáng chế vào cuối năm 2021. 

Về tái chế, Masan High-Tech Materials đã nộp hồ sơ bổ sung xin cấp bằng sáng chế cho công nghệ tái chế mới đối với bùn chứa coban và chất đen của pin thải. Công nghệ mới này hứa hẹn có thể tái chế nhiều loại bột dụng cụ cắt cứng khác nhau, đồng thời chất đen của pin thải có tác động ít hơn tới môi trường so với các công nghệ tái chế truyền thống. Giới khoa học nhận thấy công nghệ này có tiềm năng “thay đổi cuộc chơi” về tái chế Đồng, Coban, Niken, Mangan, Liti, ... trên thị trường toàn cầu.
Không chỉ dừng lại ở sản xuất và cung ứng vật liệu công nghệ cao, Masan High-Tech Materials hướng tới sản xuất chế biến sâu, trở thành một doanh nghiệp hàng tiêu dùng công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp trọng yếu trên toàn cầu. Đây chính là mảnh ghép hoàn thiện hệ sinh thái “Kết nối vạn nhu cầu” của Tập đoàn Masan.

“Thay vì chỉ cung cấp vật liệu để sản xuất điện thoại thông minh, ô tô, máy bay, hay tàu ngầm, một ngày nào đó chúng tôi sẽ tạo ra sản phẩm tiêu dùng thực tiễn cho các ngành công nghiệp trọng yếu này”, ông Craig Bradshaw – Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials khẳng định.

Năm 2022, Masan High-Tech Materials tiếp tục tập trung tái chế nguyên vật liệu thô, thực thi sáng kiến trung hòa Carbon, thúc đẩy lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn. Masan High-Tech Materials kỳ vọng sẽ đạt doanh thu năm 2022 khoảng 14.500-15.000 tỷ đồng, lợi nhuận thuần trước phân bổ cho cổ đông đạt khoảng 300 tỷ đến 500 tỷ đồng.

Ông Danny Le, Chủ tịch HĐQT Masan High-Tech Materials: “Chúng tôi sẽ hợp tác với các nền tảng công nghệ tiêu dùng đột phá để tạo ra các sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, trong đó Vonfram là thành tố chính. Chúng tôi đặt mục tiêu quan trọng nhất là hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, ở đó Công ty có thể tái chế các sản phẩm này để thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả”.

Masan High-Tech Materials là nhà cung cấp vật liệu Vonfram tiên tiến công nghệ cao hàng đầu thế giới với các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, Đức, Canada và Trung Quốc, phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới. Là nhà sản xuất các sản phẩm vonfram cận sâu lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, Công ty có 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Đức và Việt Nam và hiện đang vận hành mỏ đa kim Núi Pháo và một nhà máy chế biến vonfram hiện đại tại tỉnh Thái Nguyên. Masan High-Tech Materials cũng là nhà sản xuất Florit và Bismut lớn trên thế giới.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh tổ hợp khai thác chế biến sản xuất vật liệu công nghệ cao tại Núi Pháo ngày nay.
Masan Resources  hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ môi trường
Masan Resources hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ môi trường

Thái Nguyên không chỉ được biết đến là vùng đất “Đệ nhất danh trà” với diện tích thâm canh, sản xuất chè đứng thứ hai cả nước mà còn có có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, từng được coi là “cái nôi” của ngành luyện kim Việt Nam. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, việc triển khai dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (do Công ty Masan Resources quản lý và vận hành) tại huyện Đại Từ đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN