Kon Tum: Mở rộng nguồn thu phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Năm 2019, theo kế hoạch Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum dự kiến sẽ thu hơn 252 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 22/7/2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã thu được hơn 118 tỷ đồng, đạt (đạt 46,9% kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt). Trước diễn biến thời tiết không thuận lợi, khả năng mưa ít hơn năm 2018 nên dự báo việc thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho Quỹ sẽ khó hoàn thành kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Trước thực trạng trên, ông Hồ Thanh Hoàng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum khẳng định: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đang quyết tâm phấn đấu thu đủ bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Chú thích ảnh

Cụ thể, 36 nhà máy thủy điện trong hơn 6 tháng đầu năm 2019 đã thực hiện chi trả tiền DVMTR với tổng số tiền là 118,44 tỷ đồng, chiếm 99,92% tổng thu. Như vậy. có thể thấy các nhà máy thủy điện đang có đóng góp gần như tuyệt đối trong nguồn thu dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum; “Từ nguồn thu trên góp phần quản lý tốt diện tích rừng hiện có và phát triển diện tích rừng mới trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước; đồng thời tạo thêm hàng ngàn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư trên địa bàn tỉnh.” ông Hồ Thanh Hoàng khẳng định

Ngoài nguồn thu từ thủy điện, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon đang tích cực trong việc mở rộng nguồn thu. Cụ thể, theo ông Hồ Thanh Hoàng cho biết: Ngay từ đầu năm 2019, căn cứ quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp,  Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã chủ động tham mưu UBND tỉnh Kon Tum: Ban hành quy định thực hiện thu tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Phê duyệt danh sách các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Trên cơ sở đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum tích cực làm việc với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp để thương thảo, ký kết hợp đồng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Tính đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với 13/18 cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục làm việc, thương thảo với 5 cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp còn lại để ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR theo đúng quy định.

Chú thích ảnh

Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn một số tồn tại như tình trạng chây ì, trì hoãn; không kê khai, nộp tiền còn chậm hoặc không đầy đủ so với quy định hiện hành của một số đơn vị sử dụng DVMTR chủ yếu là các nhà máy sản xuất thủy điện nhỏ (không thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) vẫn còn xảy ra, dẫn đến nợ đọng tiền chi trả DVMTR và lãi chậm nộp còn kéo dài. Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng đang cố tình chây ỳ với nhiều lý do khác nhau.

Trước thực trạng trên, nhằm phục vụ tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng bền vững của địa phương, theo ông Hồ Thanh Hoàng hiện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đang triển khai nhiều biện pháp như: Thường xuyên rà soát công nợ tiền chi trả DVMTR; tổ chức các đoàn công tác làm việc trực tiếp để đối chiếu công nợ và đề nghị các công ty thủy điện có lưu vực nội tỉnh thanh toán tiền DVMTR và đề nghị Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều phối tiền DVMTR của các nhà máy thủy điện có lưu vực liên tỉnh theo đúng thời gian quy định; Tiếp tục theo dõi, rà soát các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng mới đi vào hoạt động để đàm phán, ký kết hợp đồng; Tiếp tục đàm phán, ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp còn lại.

Cùng với đó là đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm túc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc thực thi chính sách để tăng thêm nguồn thu từ tiền chi trả DVMTR; Thường xuyên theo dõi, tổng hợp số liệu, đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp đơn vị sử dụng DVMTR cố tình không chấp hành việc kê khai, nộp tiền chi trả DVMTR theo quy định.

Được biết, hiện qua rà soát tỉnh Kon Tum có 18 các cơ sở, nhà máy chế biến mủ cao su, cồn, tinh bột sắn…phải chi trả tiền DVMTR. Hiện đã có 15 cơ sở ký chi trả tiền DVMTR với quỹ, trong thời gian tới dự kiến Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum sẽ ký kết hết.

Cao Nguyên
Nợ tiền dịch vụ môi trường rừng, Kon Tum 'cầu cứu' Bộ Công Thương
Nợ tiền dịch vụ môi trường rừng, Kon Tum 'cầu cứu' Bộ Công Thương

Liên quan đến tình trạng 8 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum nợ tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011 với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng, tỉnh Kon Tum đã có công văn số 1896/UBND-NNTN “cầu cứu” Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị có liên quan giải quyết dứt điểm việc nợ tiền dịch vụ môi trường rừng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN