Cú hích đưa Thất Sơn cất cánh

Nằm trong dãy Thất Sơn linh thiêng và huyền bí, Tri Tôn và Tịnh Biên là hai huyện biên giới nghèo của tỉnh An Giang có trên 90% là người dân tộc Khmer sinh sống. Kiên trung anh hùng trong thời chiến và nỗ lực vươn lên trong thời bình nhưng điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, kinh tế thuần nông, sản xuất bấp bênh kéo theo đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do nằm xa trung tâm đô thị lớn, hạ tầng xã hội nhiều hạn chế nên thu hút đầu tư không hiệu quả.

“Đưa biên giới Tây Nam trở thành vùng kinh tế mở năng động, không lãng phí tiềm năng để làm thay đổi tổng thể diện mạo đời sống kinh tế xã hội của Bảy Núi anh hùng. Đó không chỉ là khát vọng lớn, trách nhiệm với nhân dân của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo tỉnh mà còn là ước mơ của hàng trăm ngàn cư dân dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia”. Ông Cao Quang Liêm - Bí thư huyện Tri Tôn và ông Nguyễn Thành Quân - Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên đã chia sẻ.

Từ trong giai thoại bước ra, cách đây không lâu, cặp rắn hổ mây của Núi Ông Cấm đã đi vào trong đời thực tạo nên “cơn sốt phòng vé” tại Khu di tích cách mạng Đồi Tức Dụp. Và cũng không còn chìm trong lớp áo “huyền thoại” tương truyền mà Thất Sơn anh hùng đang chuyển mình cất cánh. Thời gian gần đây, một loạt dự án lớn thuộc lĩnh vực du lịch, điện năng lượng mặt trời được triển khai rầm rộ mở ra cơ hội phát triển, cải thiện đời sống - nâng cao thu nhập cho người dân vùng giáp biên.  
Tìm về huyện Tri Tôn vào một ngày đầu tháng 6/2019, địa danh đầu tiên mà chúng tôi hướng đến là dãy núi Cô Tô (hay còn gọi là Phụng Hoàng Sơn) thuộc vùng Thất Sơn (Bảy Núi). Nơi đây, có ngọn đồi nổi tiếng từng là căn cứ cách mạng, đó là Đồi Tức Dụp. Ông Đinh Quang Thái, Giám đốc KDL Đồi Tức Dụp cho biết, ngay sau khi tiếp quản KDL, tháng 1/2019 Tập đoàn Sao Mai đã khởi công tôn tạo các hạng mục trọng điểm với tổng kinh phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ, hang Ban chỉ huy quân sự, hang Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y... theo hướng quy hoạch tổng thể khoa học trên cơ sở bảo tồn di sản không phá vỡ cấu trúc tự nhiên của ngọn đồi. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ biến nơi đây thành khu du lịch với giá trị xứng tầm”.

Chú thích ảnh
Trà Sư - Tâm điểm vọng cảnh với vẻ đẹp nguyên sinh thu hút hàng triệu du khách thập phương
Như đóa hương hướng về phía mặt trời
.

Trên cung đường tỉnh lộ 948, rừng tràm Trà Sư (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là nơi quần tụ của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Hiện nay, nơi này đã trở thành KDL sinh thái rừng độc đáo với không gian hoàn toàn mới, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến vọng cảnh.

Tại chân Núi Cấm - một vùng bán sơn địa đặc thù, công trình Nhà máy điện mặt trời xuất hiện uy nghi và tráng lệ thu hút mọi ánh nhìn của du khách thập phương. Cộng đồng dân cư vùng biên giới xa xôi này lần đầu tiên được tận mắt chiêm ngưỡng và họ đang rất tự hào về thành phố ánh sáng hiện đại. 300.000 tấm pin được xếp nối với nhau thật đẹp như những đóa hướng dương thu nguồn bức xạ nhiệt vĩnh cửu. Điện mặt trời từ Nhà máy có công nghệ rất hiện đại sẽ cung cấp ánh sáng cơ học cho nhịp sống biên giới năng động và thắp lên khát vọng đổi đời cho hàng trăm ngàn gia đình ở 2 bên biên giới Việt Nam - Campuchia.

Chú thích ảnh
Cánh đồng  pin NLMT  Sao Mai Solar PV1.

“Rất may mắn cho Tịnh Biên vì đã có nhà đầu tư hội đủ tầm nhìn và tiềm lực tài chính đồng ý về với huyện nghèo. Theo tính toán sơ bộ, Sao Mai đã và đang đầu tư với qui mô khoảng 8.500 tỷ đồng để xây dựng 2 khu đô thị mới tại Tịnh Biên và Tri Tôn, phát triển toàn bộ hạ tầng đưa Tức Dụp và Rừng Tràm Trà Sư thành cung đường du lịch nổi tiếng cấp quốc gia. Và gần đây nhất là Nhà máy điện mặt trời dưới chân Núi Cấm. Sao Mai - Nhà đầu tư “Hòn đá tảng” người thật việc thật đã mang lại vận hội mới ở Bảy Núi - điều mà bất cứ địa phương nào cũng sẽ ủng hộ”, ông Nguyễn Thành Quân - Chủ tịch huyện Tịnh Biên khẳng định.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh:”Cú hích để tạo nên sự thay đổi đến từ tư duy đột phá, tính quyết đoán của lãnh đạo địa phương. Tinh thần dám nghĩ dám làm đồng loạt thực hiện nhiều giải pháp tích cực cởi trói cho doanh nghiệp, khẩn trương xây dựng hạ tầng giao thông, gắn trách nhiệm của các cấp các ngành với bước đi của nhà đầu tư.  Sự nhất quán của cả hệ thống chính trị  đã phát huy tác dụng khi thu hút được những nhà đầu tư tâm huyết, táo bạo với những dự án tầm cỡ”

Bức tranh kinh tế xã hội hết sức tươi mới trên vùng Thất Sơn anh hùng là tâm điểm đang chấp bút viết tiếp những sử thoại hào khí linh thiêng liền mạch từ quá khứ đến tương lai.                                  

Như Ý
Tập đoàn Sao Mai ký thỏa thuận đầu tư chiến lược với SKIOLD
Tập đoàn Sao Mai ký thỏa thuận đầu tư chiến lược với SKIOLD

SKIOLD A/S có trụ sở tại Đan Mạch và Sao Mai Group có trụ sở tại Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) xây dựng nhà máy chế biến gạo chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Theo đó, SKIOLD sẽ có một thỏa thuận trị giá hàng triệu euro để tư vấn, thiết kế, cung cấp các giải pháp và thiết bị - công nghệ hiện đại cho Nhà máy do Sao Mai làm chủ đầu tư. Hơn thế nữa, SKIOLD và Sao Mai cùng hợp tác xây dựng tầm nhìn chiến lược mở rộng thị trường đưa thương hiệu hạt gạo “Made in Sao Mai - Việt Nam” vươn ra thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN