Cơ hội điều trị thành công ung thư phổi nhờ tầm soát sớm

Dù y học đạt được nhiều thành tựu trong điều trị ung thư nói chung, song ung thư phổi vẫn là một thách thức khi tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân rất thấp (13 - 18%), việc điều trị mất nhiều thời gian và tốn kém.

Thông tin trên được Thạc sĩ, bác sĩ Lương Ngọc Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu, Bệnh viện FV đưa ra tại hội thảo “Tầm soát và điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm” do Bệnh viện FV tổ chức mới đây tại TP Hồ Chí Minh. Tại hội thảo, trên 300 y, bác sĩ, chuyên gia y tế trong nước và ngoài nước chia sẻ những tiến bộ mới nhất về tầm soát và điều trị ung thư phổi, mở ra cơ hội điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân.

Chú thích ảnh
Các chuyên gia y tế chia sẻ về những phương pháp mới trong tầm soát và điều trị ung thư phổi.

Theo bác sĩ Lương Ngọc Trung, bệnh nhân ung thư phổi thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ, khi đã qua giai đoạn 3A thì hầu như không còn cơ hội phẫu thuật. Trong số bệnh nhân phát hiện ra bệnh ung thư phổi chỉ có 25% các trường hợp có thể được chỉ định mổ để điều trị triệt căn. Đây chính là một gánh nặng lớn cho những người làm lâm sàng.

ThS.BS Su Jang Wen, chuyên gia Phẫu thuật lồng ngực và ung thư phổi, O2 Healthcare Group (Singapore) cho biết, trước đây, các nốt nhỏ ở phổi, nơi có những tế bào ung thư phát triển âm thầm sẽ thường ít được chú ý. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy các nốt nhỏ có thể là dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sớm. Khi phát hiện ra các nốt nhỏ này, người bệnh nên cân nhắc phương án phẫu thuật.

Bác sĩ Lương Ngọc Trung cho biết, Bệnh viện FV đã ứng dụng hầu hết các phương tiện hiện đại trong tầm soát và phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, như chụp cắt lớp vi tính liều thấp, MRI, nội soi ống mềm để lấy tế bào, sinh thiết xuyên thành ngực, nội soi phế quản dưới hướng dẫn của siêu âm (EBUS), kỹ thuật siêu âm điều hướng ảo Navigation, theo đó bác sĩ sử dụng Navigation qua đường nội soi, có thể kết hợp với EBUS để có kết quả cao. Ngoài ra, một kỹ thuật mới là đánh dấu tổn thương bằng chỉ thị màu (ICG) cũng được áp dụng tại FV để phát hiện các tổn thương tại phổi và hệ tiêu hoá.

“Trên thế giới, EBUS được xem như kỹ thuật ưu tiên trong sinh thiết và chẩn đoán ung thư phổi. Tại Việt Nam rất ít bệnh viện được đầu tư hệ thống này do chi phí cao và cần nhiều thời gian để đào tạo tay nghề cho đội ngũ y bác sĩ”, TS.BS Nguyễn Văn Thọ, Trưởng Bộ môn lao và bệnh phổi, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh nhận định vai trò EBUS trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ung thư phổi.

Trong khi đó, ở lĩnh vực điều trị, bác sĩ Basma M’Barek, Trưởng Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV cho biết, phương pháp xạ trị định vị thân ở phổi (SBRT) là một vũ khí điều trị ung thư phổi quan trọng. Ưu điểm của SBRT so với xạ trị cổ điển là vùng xạ nhỏ, nhắm thẳng vào khối u, hạn chế tổn thương mô phổi, rút ngắn thời gian xạ trị xuống 3 - 4 lần, thay vì 6 - 7 lần.

Bệnh viện FV ra mắt phim ngắn ‘Không hẹn gặp lại’
Bệnh viện FV ra mắt phim ngắn ‘Không hẹn gặp lại’

Ngày 11/4, Bệnh viện FV lần đầu tiên ra mắt phim ngắn “Không hẹn gặp lại” với thời lượng 9 phút 36 giây của đạo diễn Nguyễn Thanh Bình là nhà biên kịch của phim Mai. Bộ phim được lấy cảm hứng từ những câu chuyện có thật tại Bệnh viện FV.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN