Chúng tôi trở lại Lạng Sơn trong những ngày cuối năm trời se se lạnh. Vùng biên cương của Tổ quốc nhộn nhịp trong không khí chào đón năm mới, chào đón tuyến đường cao tốc chuẩn bị được kết nối, giúp biên cương gần với Thủ đô.
Ông Trịnh Xuân Đoan – Giám đốc Agribank Chi nhánh Lạng Sơn, người đã có nhiều năm “bám trụ“ Xứ Lạng tâm sự: “ Năm 2019 là năm thứ 6 liên tiếp Agribank tỉnh Lạng Sơn tiếp tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Lạng Sơn năm 2019 đã có bước phát triển ổn định, an toàn, nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu hợp lý theo định hướng của Agribank đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay nền kinh tến; dư nợ tăng trưởng đạt kế hoạch Agribank được giao, đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng; công tác thu nợ sau xử lý được quan tâm nên chi nhánh thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao đã góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tài chính năm 2019; qua một năm thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo của Agribank và chính quyền địa phương cùng với sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Agribank Lạng Sơn, chi nhánh đã thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao năm 2019, qua đó góp phần ngày một nâng cao vai trò, vị thế, trách nhiệm của một ngân hàng thương mại nhà nước trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế, góp phần tích cực vào phát triển Kinh tế - Xã hội địa phương".
- Ông có thể nói qua một chút về tình hình kinh doanh của Agribank Lạng Sơn trong năm 2019?
- Ông Trịnh Xuân Đoan: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Agribank tỉnh Lạng Sơn đã thường xuyên bám sát các chủ trương, chính sách và các giải pháp điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, và các giải pháp, chỉ đạo của Agribank, đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân, các cấp chính quyền và NHNN tỉnh Lạng Sơn do vậy hàng năm Agribank tỉnh Lạng Sơn cơ bản thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do Agribank giao; vốn tín dụng đầu tư cho vay có hiệu quả, bảo đảm an toàn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, các chương trình của UBND tỉnh.
Đến 30/11/2019 Agribank tỉnh Lạng Sơn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. Đó là, tổng nguồn vốn huy động đạt 10.204 tỷ đồng, tăng 1.177 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 13% so với năm 2018) đạt 100% kế hoạch năm 2019. Tổng dư nợ cho vay đạt 8.977 tỷ đồng, tăng 980 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 12% so với năm 2018) đạt 111% kế hoạch năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu: 0,49% tổng dư nợ, kế hoạch giao năm 2019 là 0,8% (không tăng so với 2018). Thu nợ đã xử lý rủi ro: 8,6 tỷ đồng, đạt 132% kế hoạch năm 2019.
Để có được những kết quả trên Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn luôn kiên quyết trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh sát với điều kiện thực tế tại từng địa phương, phù hợp với định hướng của Agribank về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn. Tập trung cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các đối tượng khách hàng vay vốn thuộc đối tượng ưu tiên theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Agribank Lạng Sơn luôn triển khai và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; cho vay nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, gắn việc cho vay với việc thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong toàn chi nhánh. Triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất của Agribank để tăng dư nợ thu hút khách hàng; chỉ đạo sát sao các chi nhánh nâng cao hiệu quả công tác cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn.
- Được biết, năm qua công tác phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank Lạng Sơn có nhiều khởi sắc?
- Ông Trịnh Xuân Đoan: Ngay từ đầu năm Ban lãnh đạo Agribank tỉnh đã định hướng công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ các chi nhánh trong triển khai các SPDV, đặc biệt là nhóm sản phẩm dịch vụ E-Banking.
Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng; triển khai quyết liệt thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới, các sản phẩm dịch vụ còn nhiều tiềm năng khai thác phù hợp với thực tế từng địa phương. Mặc dù thu về dịch vụ thanh toán biên mậu, thanh toán quốc tế đạt thấp so với tiến độ kế hoạch giao, do hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn nguyên nhân từ phía Trung Quốc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, chính sách thanh toán biên giới của các NHTM Trung Quốc thay đổi, thắt chặt thanh toán hơn về thủ tục thanh toán qua trung tâm thanh toán của Trung Quốc nhưng, tổng thu dịch vụ dự kiến đến 31/12/2019 là 56 tỷ đồng đạt 97% kế hoạch năm (Tăng so với 2018 là 6 tỷ đồng)
Năm 2019 toàn tỉnh có 30 máy rút tiền ATM trong đó có 2 máy CDM vừa có chức năng rút tiền, vừa có chức năng gửi tiền rất tiện lợi cho khách hàng giao dịch qua tiền gửi thanh toán, và gia tăng lượng tiền gửi trực tuyến tại CDM, giảm tải lượng giao dịch tại quầy cho các giao dịch viên, nâng cao chất lương phục vụ khách hàng.
Tổng lượng POS 83 máy (tăng 66 máy so năm 2018) doanh số thanh toán: hơn 23 tỷ đồng lắp đặt ở các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thời trang, nhà hàng, bệnh viện…thu hút được 4.655 lượt thanh toán qua thẻ tại POS.
Tổng số thẻ phát hành lũy kế đạt: 218.548 thẻ (tăng 14.860 thẻ so với 2018). Tổng số đơn vị trả lương qua tài khoản 1.296 đơn vị (tăng 44 đơn vị so năm 2018). Doanh số trả lương qua tài khoản đạt 2.871 tỷ (tăng 121 tỷ đồng so với 2018), Tổng số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ E- Banking 132.566 khách hàng (tăng 23.309 khách hàng so 2018). Trong đó tăng chủ yếu dịch vụ Agribank E- Mobile banking (tăng 19.750 khách hàng so với 2018). Tổng doanh thu phí dịch vụ E-Banking: 7,5 tỷ đạt 141% kế hoạch năm 2019 (tăng 3,2 tỷ so năm 2018).
- Phong trào thi đua “Agribank Lạng Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới” được Agribank Lạng Sơn triển khai sâu rộng và hiệu quả và góp phần đẩy lùi tín dụng đen?
- Ông Trịnh Xuân Đoan: Ngoài thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Agribank tỉnh Lạng Sơn còn thực hiện tốt chương trình “Cả nước xây dựng nông thôn mới” và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn. Ký kết thỏa thuận hợp tác với các tổ chức đoàn thể, Hội; đăng ký triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng…
Để góp phần thực hiện tốt các phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, trong thời gian qua Chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào nội dung phát động thi đua (ngày 07/02/2017 chi nhánh phát động phong trào thi đua “Agribank Lạng Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 -2020 tại văn bản số: 87A/NHNo-KHNV) qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận cao; hướng các hoạt động chuyên môn của đơn vị, góp phần xây dựng nông thôn mới cụ thể đến 30/11/2019 đạt như sau: Doanh số cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 5.985 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 1.485 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 1.433 tỷ đồng, số lượng lượng khách hàng vay là 29.728.
Với số tiền cho vay vào các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đầu tư hầu hết các nhu cầu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi từ đó nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt trong thời gian bùng phát dịch tả lợn Châu Phi Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã quyết định hạ lãi suất cho vay xuống còn 7%, giảm một phần lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với các hộ cá nhân, doanh nghiệp chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng dịch tả lợn Châu phi và thực hiện các giải pháp hỗ trợ khác theo chỉ đạo của Trụ sở chính Agribank.
Với mục tiêu mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng tiện ích cho các hộ sản xuất và cá nhân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện hơn so với người dân tại khu vực thành thị. Thực hiện đề án điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank được Chính phủ, NHNN phê duyệt là một thành công hết sức to lớn và thuận lợi phù hợp với hoạt động kinh doanh của Agribank. Ngày 26/01/2018 Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện triển khai thí điểm sử dụng xe ô tô lưu động tại Agribank Chi nhánh huyện Hữu Lũng, Từ khi bắt đầu khai trương và đi vào hoạt động với số phiên giao dịch hàng tháng: từ 10 đến 13 phiên tại 18/25 xã trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
Bước đầu triển khai thực hiện Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng ngân hàng đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của chính quyền địa phương cũng như người dân; bà con nhân dân vùng sâu, vùng xa rất phấn khởi vì giảm thiểu tối đa chi phí, thời gian đi lại và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, người dân có điền kiện tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thường xuyên hơn. Đem sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần dân hơn và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
- Xin cám ơn ông!