Điểm sáng trong bức tranh công nghiệp – thương mại Thanh Hóa

Trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành Công thương tỉnh Thanh Hóa ước đạt 9,08%, đây là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức.

Phân xưởng may thuộc CTCP may Thanh Hóa 2.

Sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước tăng 9,1%, gần bằng mức bình quân cả nước; giá trị SXCN Thanh Hóa xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố cả nước và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ.          

Có được kết quả trên, là do lãnh đạo ngành Công thương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong toàn ngành, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong toàn ngành. Nhờ đó, sản xuất công nghiệp năm vừa qua, đã đạt tốc độ tăng trưởng 9,1%, các sản phẩm truyền thống tăng 7,5%, kết quả đạt được cao hơn dự kiến 3,9%. Trong số 32 sản phẩm chủ yếu, có 14 sản phẩm đóng góp lớn và hoàn thành kế hoạch ở mức cao như: xi măng, thuốc lá, may mặc, đường, bia, tinh bột sắn... Bên cạnh đó, sản xuất tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất (GTSX) ước đạt 14.443 tỷ đồng, tăng 6,8% cùng kỳ, đóng góp 20,4% GTSX công nghiệp toàn tỉnh. Thanh Hóa hiện có 238 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại 45 cụm công nghiệp, thu hút 37.000 lao động; có 155 làng nghề, tạo việc làm cho khoảng 75.000 lao động, gồm các nghề: đúc đồng, chế biến hải sản, chế biến thực phẩm, mộc dân dụng...         

Trong năm qua, xuất khẩu của Thanh Hóa tiếp tục tăng trưởng cao, giữ ổn định vị trí 18/63 tỉnh, thành phố. Giá trị xuất khẩu năm 2017 ước đạt 1.870 triệu USD, vượt 1,3% kế hoạch, tăng 10,7% cùng kỳ. Toàn tỉnh có 131 doanh nghiệp xuất khẩu, tăng thêm 04 doanh nghiệp, so với năm 2016. Hàng hóa của tỉnh xuất khẩu ổn định sang 43 thị trường gồm 50 mặt hàng. Tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường có FTA chiếm 63%, tăng 4% so với năm 2016. Đã góp phần giải quyết việc làm và hõ trợ xây dựng nông thôn mới.

Trung tâm thương mại TP.Thanh Hóa.

Thị trường nội tỉnh thông suốt, sức mua của dân tăng nhanh, cân đối cung – cầu trên thị trường được bảo đảm. Do đó tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 82.994 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch, tăng 15,3% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước (cả nước tăng 10,86%). Văn minh thương mại có chuyển biến tích cực, việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết ngày càng phổ biến. Ý thực người kinh doanh trong công tác bảo đảm VSATTP - bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được nâng lên. Hạ tầng thương mại chuyển biến tích cực. Thanh Hóa tiếp tục dẫn đầu cả nước về chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ. Toàn tỉnh đã chuyển đổi 78 chợ trong tổng số 396 chợ đang hoạt động. Một số dự án mới được xây dựng và đưa vào khai thác như Chợ Tân An – Tân Bình (TP. Thanh Hóa), siêu thị Miền Tây (Thạch Thành), Trung tâm thương mại Vincom + Tĩnh Gia... dự án đầu tư cấp điện nông thôn Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2020, ngành đã đầu tư cấp điện cho 04 thôn tại xã Xuân Thái (Như Thanh), dự án đầu tư cho 15 thôn, bản với tổng vốn đầu tư 56 tỷ đồng. Công tác khuyến công thực hiện đạt 6.227 triệu đồng, tập trung hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, mô hình trình diễn kỹ thuật; quảng cáo sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức hội chợ công nghiệp – thương mại khu vực Bắc Trung Bộ năm 2017 tại Thanh Hóa. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ tại 9 tỉnh.          

Để đạt được mục tiêu GRDP của tỉnh tăng 15% trở lên trong năm 2018, ngành Công Thương Thanh Hóa phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển công nghiệp – dịch vụ thương mại. Để tạo ra những bước đột phá nền công nghiệp, thương mại là tiền đề quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với chức năng là cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ngành Công thương tham mưu xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đổi mới tư duy, tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư; xây dựng cơ chế đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu lao động trong các khu, cụm công nghiệp ... tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm cung cấp đủ nguồn hàng hóa cho nhân dân vui đón tết cổ truyền Mậu Tuất 2018. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương công vụ, nâng cao chất lượng tham mưu trong thực hiện nhiệm vụ được giao...         

Theo dự báo, trong quý II 2018, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn có sản phẩm thương mại đầu tiên đạt 43% công suất, sẽ đóng góp 8% cho tăng trưởng GRDP toàn tỉnh, cùng với sự kiện trên, các nhà máy Nhiệt Điện, các dự án về hóa chất, sau sản phẩm Lọc hóa dầu (gồm 200 sản phẩm kèm theo) cùng một số dự án khác ở khu kinh tế Nghi Sơn khi hoàn thành, đi vào hoạt động, sẽ tạo cho bức tranh kinh tế của Thanh Hóa nhiều gam màu tươi sáng và khởi sắc, giá trị sản xuất công nghiệp – công thương mại của Thanh Hóa sẽ  giàu sức cạnh tranh, vững vàng hội nhập và phát triển.   
                        
Bài và ảnh: Đinh Quang Sinh
Đẩy nhanh thi công tuyến đường ven biển Thanh Hóa
Đẩy nhanh thi công tuyến đường ven biển Thanh Hóa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, mặc dù phải thi công dưới thời tiết khắc nghiệt, mưa rét kéo dài, nhưng không khí làm việc của cán bộ, công nhân - lao động thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung và Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Cường Thịnh Thi trên tuyến đường ven biển nối TP. Sầm Sơn với khu kinh tế Nghi Sơn rất khẩn trương, sôi nổi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN