Câu chuyện thần kỳ của Nintendo

Từ một cơ sở sản xuất thủ công, Nintendo đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những doanh nghiệp phát triển và kinh doanh trò chơi điện tử nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản và còn trên khắp các thị trường thế giới.

Chú thích ảnh
Một cửa hàng của Nintendo tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Với hành trình hơn 130 năm, trải qua biết bao thách thức, tài năng và tư duy đổi mới sáng tạo của các thế hệ chủ sở hữu đã viết nên câu chuyện thành công thần kỳ của Nintendo.

Nơi làm việc đầu tiên của người đặt nền móng cho Nintendo, nghệ nhân-doanh nhân Fusajiro Yamauchi, tọa lạc tại một con phố hẹp ở thành phố cổ Kyoto, Nhật Bản. Năm 1889, nghệ nhân Yamauchi thiết kế và bán các lá bài Hanafuda với họa tiết và màu sắc được vẽ thủ công rất bắt mắt. Hanafuda nhanh chóng nổi tiếng đến nỗi nghệ nhân Yamauchi phải tuyển thêm người phụ giúp công việc sản xuất. Một điều mà lúc này ông Yamauchi không hình dung nổi là cửa hàng bán Hanafuda của ông khai trương vào ngày 23/9/1889, một thế kỷ sau đó phát triển thành một trong những công ty trò chơi lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Đó là câu chuyện thần kỳ của Nintendo.

Các lá bài hoa Hanafuda với các nét vẽ tuyệt đẹp về cảnh sắc do Nintendo sản xuất được phân thành 12 bộ, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Thiết kế của các lá bài lấy cảm hứng từ những trò chơi truyền thống của Nhật Bản cũng như cảm hứng từ bộ bài tây 52 quân. Năm 1949, Nintendo đổi chủ. Vị “Thuyền trưởng” mới của công ty cũng là cháu trai của nghệ nhân Yamauchi, Hiroshi Yamauchi. Với sự đam mê và tư duy đổi mới, ông Hiroshi Yamauchi đã quyết tâm mở rộng Nintendo thành nhiều nhánh kinh doanh, bên cạnh việc sản xuất Hanafuda. Trong 50 năm sau đó, ông đã thành công trong việc chèo lái Nintendo từ một nhà sản xuất lá bài truyền thống thành một “ông lớn” trong ngành trò chơi, cho dù chặng đường có nhiều phép thử.

Cuối những năm 1970, Nintendo mạnh tay rót vốn vào công nghệ video game. Bước đi này ngay lập tức giúp nâng tầm của Nintendo trên thị trường, nơi đã có sự hiện diện của các đối thủ như Atari, Mattel (nhà sản xuất búp bê Barbies), Taito. Năm 1975, Nintendo bắt đầu phát triển các hệ thống video game điện tử đầu tiên. Ba năm sau đó, công ty tung ra phiên bản chơi trên máy tính board game Othello, song đây mới chỉ là sự khởi đầu. Trò chơi thực sự đặt nền móng và làm vang danh Nintendo là Donkey Kong, được họa sỹ Shigeru Miyamoto phát triển vào năm 1980. Donkey Kong gồm nhân vật gorilla khổng lồ và người hùng trong bộ đồ đỏ và chiếc mũ đỏ Jumpman, sau này được đổi tên thành Mario, lấy cảm hứng từ tên người chủ nhà nơi đặt trụ sở tại Mỹ của Nintendo Mario Segale.

Nintendo sau này tạo ra các trò chơi mới, trong đó nổi bật là Donkey Kong Jr, Truyền thuyết Zelda, Super Mario Bros - cú hích giúp Mario trở thành nhân vật được nhận diện trên khắp thế giới… Với thành công của một loạt trò chơi này, Nintendo sau đó tung ra máy điện tử cầm tay Nintendo Entertainment System (NES). NES ban đầu được bán tại Nhật Bản, nhưng hai năm sau đã rất thịnh hành tại thị trường Mỹ. Game Boy, Nintendo DS, Nintendo Wii… là các bước thành công tiếp theo của Nintendo trong phân khúc máy điện tử. Nintendo nhanh chóng được coi là trái tim của đổi mới game hiện đại.

Nintendo vẫn không ngừng lớn mạnh. Trong 30 năm qua, công ty Nhật Bản này tạo ra vô vàn nhân vật và trò chơi đình đám. Trong số này không thể bỏ qua Mendel Palace, Yoshi, Mario & Wario, Pocket Monsters (Pokemon) mà sau này được tái hiện qua một loạt món đồ chơi, thẻ bài, phim hoạt hình, truyện tranh… đưa đến thành công tiếp nối cho Pokemon ngày nay.

Năm 2020, Nintendo là một trong số ít doanh nghiệp không những đứng vững mà còn tăng trưởng ấn tượng. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào trung tuần tháng 3/2020, giá cổ phiếu của Nintendo đã tăng 40% lên gần mức “đỉnh” trong 10 năm. Nintendo là một trong số ít công ty chứng kiến nhu cầu đối với sản phẩm của mình tăng mạnh trong giai đoạn dịch bệnh. Lợi nhuận quý I tài khóa 2020/2021 (kết thúc vào cuối tháng 3/2021) của Nintendo tăng 428%, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với máy chơi game Switch và tựa game Animal Crossing: New Horizons, giữa lúc dịch COVID-19 đang tạo lực đẩy cho ngành công nghiệp trò chơi. Nintendo đạt lợi nhuận hoạt động 144,7 tỷ yen (1,37 tỷ USD) trong quý I tài khóa 2020/2021, cao hơn nhiều so với mức dự báo trung bình 71 tỷ yen của các nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát của hãng Refinitiv SmartEstimate.

Nintendo vượt qua đại dịch COVID-19 một cách thần kỳ khi bán được 10,6 triệu bản game Animal Crossing trong quý vừa qua, nâng tổng doanh số bán trò chơi của doanh nghiệp này trong quý trước lên 22,4 triệu bản. Nintendo đã bán 5,7 triệu máy chơi game Switch trong quý I tài khóa 2020/2021.

K.Dung (Tổng hợp)
Phim hoạt hình “A Whisker Away” của Nhật Bản được công chiếu đồng thời trên Xigua Video và Netflix
Phim hoạt hình “A Whisker Away” của Nhật Bản được công chiếu đồng thời trên Xigua Video và Netflix

BẮC KINH, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Ngày 12 tháng 8 năm 2020 – Bộ phim hoạt hình thể loại lãng mạn, viễn tưởng có tựa đề là “A Whisker Away”, còn được gọi là “Want to Cry, I Pretend to Be a Cat” (tạm dịch: Khi muốn khóc, tôi đeo mặt nạ mèo), được công chiếu vào ngày 18 tháng 6 năm 2020 và được phát trực tuyến tại Trung Quốc thông qua Xigua Video, Douyin và Toutiao. Đồng thời bộ phim cũng được phát trực tuyến trên toàn cầu với Netflix sau chương trình Series Dracula của Hãng BBC (Anh). Được biết, bộ phim có sẵn cho người đăng ký trả phí trên các nền tảng trên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN