Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số

Sau 20 năm phát triển, có thể dễ dàng nhận thấy Internet đã len lỏi vào khắp các ngõ ngách của cuộc sống ở Việt Nam. Từ nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sỹ đều có thể tìm được những thông tin cần thiết trên Internet. Internet đã dần làm thay đổi thói quen, cuộc sống của người dân.

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu tại sự kiện Internet Day 2017. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Ngày 22/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức sự kiện Internet Day 2017 và Lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam.


Phát biểu tại sự kiện Internet Day, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn khẳng định: Sau 20 năm phát triển, có thể dễ dàng nhận thấy Internet đã len lỏi vào khắp các ngõ ngách của cuộc sống ở Việt Nam. Từ nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sỹ đều có thể tìm được những thông tin cần thiết trên Internet. Internet đã dần làm thay đổi thói quen, cuộc sống của người dân.


Để có sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam như hiện nay, đáng ghi nhận là sự phát triển vượt bậc hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin tại Việt Nam. Từ con số 0 của những năm đầu thập niên 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G và 4G với hạ tầng viễn thông, internet hiện đại phủ rộng trên khắp lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo.


Theo thống kê không chính thức, Việt Nam có khoảng 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại châu Á.


“So sánh với hơn 31 triệu người dùng vào năm 2012; 17 triệu của 10 năm trước hay 205.000 người trong thời đầu của Internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, có thểnói, Việt Nam đã có những bước tiến thật sự ấn tượng. Chính phủ, Bộ TTTT đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), công nghiệp nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trên Internet, song hành cùng sự phát triển của các lĩnh vực như truyền thông, quảng cáo, trò chơi điện tử, thương mại điện tử, thanh toán điện tử”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định.


Tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet đang phát triển rất mạnh mẽ, nhiều công nghệ còn rất mới trên thế giới như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, mã QR… cũng đã được các doanh nghiệp trong nước phát triển thành sản phẩm hoàn thiện, có khả năng thương mại hóa cao. Đối với các cơ quan nhà nước, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hàng trăm dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai ở mức độ 3, mức độ 4, mang lại sự tiện ích và hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều Bộ ngành, địa phương còn mở các tài khoản chính thức trên mạng xã hội để có thể tương tác với người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả, nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ người sử dụng.


Đây là những nền móng cho các ứng dụng Internet ở cấp độ cao hơn, phức tạp và quy mô lớn hơn như Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, giao thông thông minh, y tế và giáo dục thông minh. Bên cạnh những giá trị làm thay đổi sâu sắc, tích cực đời sống kinh tế- xã hội và cuộc sống của người dân Việt Nam, Internet cũng đang tồn tại nhiều bất cập như vấn nạn như tấn công mạng, mất an toàn thông tin, thư rác, mã độc tống tiền đang nhằm vào các mục tiêu là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Namhiện đang gia tăng cả về số lượng, quy mô và độ phức tạp. Trong thời gian vừa qua, Bộ TTTT và các bộ ngành liên quan đang thường xuyên, liên tục triển khai nhiều biện pháp quản lý để kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.


“Thế giới hiện nay đã bước đến giai đoạn mà không một lĩnh vực, một ngành nghề nào có thểtách rời khỏi CNTT và Internet. Đặc biệt khiViệt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tinvà chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ, nếu không muốn bị tụt lại phía sau”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định.


Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch hiệp hội Internet cho biết: "Việt NamInternet Day 2017 là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được, định hướng phát triển trong 10 năm và 20 năm tới. Internet như một làn gió mới, đầy tích cực cũng như đóng vai trò không nhỏ cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam".


Cũng trong khuôn khổ sự kiện, tọa đàm “Internet – nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số” đã diễn ra với sự tham gia của các đại biểu tới từ cơ quan quản lý nhà nước, giới chuyên gia và các doanh nghiệp tiêu biểu của ngành... TS. Mai Liêm Trực cho biết: "20 năm trước, tôi cũng không thể tưởng tượng được Internet phát triển như hiện nay. Do đó, chúng ta chắc chắn cũng sẽ khó có thể dự đoán được chính xác sau 10 - 20 năm nữa Internet nó sẽ phát triển như thế nào. Chúng ta chỉ có thể biết rằng nó sẽ phát triển mạnh mẽ, theo xu hướng kết nối vạn vật IoT và kết nối con người. Do đó, Việt Nam phải nhanh chóng bắt nhịp với xu hướng phát triển của thời đại".

XC/Báo Tin tức
Sau 20 năm Internet vào Việt Nam: 64 triệu người dùng
Sau 20 năm Internet vào Việt Nam: 64 triệu người dùng

Chính thức kết nối mạng toàn cầu từ ngày 19/11/1997, sau 20 năm phát triển, Internet Việt Nam được cung cấp phổ cập cho người dùng cả nước. Không chỉ phục vụ nhu cầu kết nối, tìm kiếm, chia sẻ thông tin, Internet đã len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành nền tảng kết nối mọi thứ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN