Trong số các ca nhiễm mới có 18 ca nhập cảnh và 3.175 ca ghi nhận trong nước (giảm 36 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.339 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (1.059 ca), Bình Dương (537 ca), Đồng Nai (517 ca), Tây Ninh (156 ca), An Giang (117 ca), Kiên Giang (93 ca), Sóc Trăng (64 ca), Long An (54 ca), Cà Mau (48 ca), Tiền Giang (46 ca), Khánh Hòa (40 ca), Đồng Tháp (38 ca), Bình Thuận (38 ca), Cần Thơ (29 ca), Quảng Ngãi (28 ca), Hậu Giang (27 ca), Thanh Hóa (25 ca), Gia Lai (24 ca), Đắk Lắk (22 ca), Hà Nam (22 ca), Quảng Nam (19 ca), Vĩnh Long (15 ca), Nghệ An (14 ca), Trà Vinh (14 ca), Bình Phước (12 ca), Bạc Liêu (12 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (10 ca), Hà Nội (10 ca), Hà Giang (9 ca), Ninh Thuận (9 ca), Phú Thọ (8 ca), Bình Định (8 ca), Bến Tre (7 ca), Đắk Nông (6 ca), Kon Tum (5 ca), Quảng Bình (5 ca), Hải Dương (4 ca), Lâm Đồng (4 ca), Hà Tĩnh (4 ca), Phú Yên (3 ca), Lào Cai (3 ca), Thái Bình (2 ca), Thừa Thiên Huế (2 ca), Điện Biên (2 ca), Quảng Trị (1 ca), Bắc Ninh (1 ca), Lạng Sơn (1 ca), Tuyên Quang (1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Sóc Trăng (giảm 78 ca), Bình Thuận (giảm 78 ca), Tiền Giang (giảm 75 ca). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP Hồ Chí Minh (tăng 269 ca), Bình Dương (tăng 152 ca), Đồng Nai (tăng 120 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.325 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 864.053 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.775 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 859.372 ca, trong đó có 789.027 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 2 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Hòa Bình.
Có 16 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (417.724 ca), Bình Dương (225.414 ca), Đồng Nai (58.622 ca), Long An (33.738 ca), Tiền Giang (15.011 ca).
Trong ngày 17/10, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 1.340 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 791.844 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.413 ca.
Trong ngày 17/10, cả nước ghi nhận 63 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (38 ca), Bình Dương (13 ca), Đồng Nai (2 ca), Kiên Giang (2 ca), Sóc Trăng (2 ca), Đắk Lắk (2 ca), Quảng Ngãi (1 ca), Bạc Liêu (1 ca), Bình Thuận (1 ca), Đắk Nông (1 ca). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 91 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.194 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 107.224 xét nghiệm cho 202.147 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 20.938.514 mẫu cho 57.727.568 lượt người.
Trong ngày 16/10 có 1.254.443 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 61.919.937 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 44.070.286 liều, tiêm mũi 2 là 17.849.651 liều. Cũng trong ngày 16/10, ngành Y tế xây dựng công cụ báo cáo trực tuyến để các tỉnh/thành phố tự cập nhật, công khai các vùng dịch và cấp độ dịch ở tất cả các địa phương trong cả nước phù hợp với Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tại thành phố Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trở lại hoạt động khám, chữa bệnh bình thường trong tình hình mới kể từ 0 giờ ngày 18/10.
Tại Hà Nam, UBND TP Phủ Lý có văn bản hướng dẫn áp dụng tạm thời các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, thành phố xác định cấp độ dịch trên toàn địa bàn 21 phường, xã là cấp 2 (nguy cơ trung bình). Ngừng hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm: karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, spa làm đẹp, xông hơi, tẩm quất, phòng trà...
Tại tỉnh Phú Thọ, để chủ động ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành công văn số 4752/UBND-KGVX ngày 17/10 về việc khẩn trương thực hiện các biện pháp để chủ động ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan trong cộng đồng. Trước mắt, đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại Cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, màu đỏ) đối với thị trấn Hùng Sơn, thị trấn Lâm Thao (huyện Lâm Thao) và xã Hy Cương, xã Thanh Đình, xã Chu Hóa và phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì). Các địa bàn còn lại của thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao xác định nguy cơ dịch ở Cấp độ 3.