Ngày 5/2, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản.
Ngày 5/2, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo rằng lần đầu tiên phát hiện một chủng cúm gia cầm mới được đánh giá nguy hiểm trên bò sữa tại bang Nevada của nước này.
Theo Bộ Y tế, hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.
Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
Theo hãng tin Bloomberg, ngày 9/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết đã phát hiện ra một ổ dịch chủng đậu mùa khỉ (mpox) chủng mới.
Tại Chỉ thị tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu yêu cầu giám sát phát hiện sớm dịch bệnh từ cửa khẩu, đảm bảo công tác khám, chữa bệnh, tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm, không để thiếu thuốc, đẩy giá thuốc lên cao... dịp Tết Ất Tỵ.
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Hiện nay, thế giới đang tiếp tục phải đối mặt với sự gia tăng nhiều ca bệnh liên quan đến virus gây viêm phổi ở người HMPV, virus cúm gia cầm H5N1 hoặc norovirus. Điều này đang thực sự gây lo ngại cho không chỉ người dân mà còn khiến chính phủ nhiều nước phải chủ động các phương án để chủ động phòng ngừa, điều trị khi dịch bùng phát diện rộng.
Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc.
Sáng 23/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 13 đến 20/12, toàn thành phố ghi nhận 50 trường hợp mắc sởi tại 24 quận, huyện, tăng 6 trường hợp so với tuần trước đó. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 259 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca bệnh.
“Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm với hàng nghìn ca mắc mỗi năm và gây tử vong cho trẻ em, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có vaccine phòng bệnh này. Vaccine được xem là giải pháp căn cơ để giảm gánh nặng do bệnh tay chân miệng gây ra”.
Ngày 13/12, nhà chức trách Hàn Quốc thông báo nước này đã ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm cúm gia cầm độc lực cao tại một trang trại địa phương. Đây là trường hợp thứ 10 phát hiện trong mùa cúm này.
Chiều 10/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa cũng là nguyên nhân khiến các ca mắc sởi gia tăng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca mắc sởi là người lớn với những biến chứng nguy hiểm.
Chiều 4/11, tại Hội nghị Bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam, PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, đặc biệt là rà soát và tiêm vaccine cho trẻ em chưa được chủng ngừa.
Sau khi có thông tin chính thức về trường hợp bệnh nhi 11 tuổi (trú tại xóm Khau Noong, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) tử vong do bệnh bạch hầu, Sở Y tế Cao Bằng đã khẩn trương điều tra bệnh sử của bệnh nhân, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng bệnh.
Ngày 25/11, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết đã ra thông báo khẩn về tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm bởi ở tỉnh đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh này.
Ngày 23/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin, qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) dương tính với bệnh bạch hầu.
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
Ngày 11/11, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Ổ dịch sởi xuất hiện tại huyện Nghi Xuân cơ bản được khoanh vùng bao vây và không có trường hợp mắc thêm. Ngành Y tế Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương có các biện pháp chủ động phòng, chống dịch sởi lây lan.