Quảng Nam đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, tại Quảng Nam đều cơ bản đảm bảo theo kế hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho biết: Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự giúp đỡ, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ củaChương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả.  

Chú thích ảnh
Khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) được xây dựng, bố trí tái định cư ổn định lâu dài cho 36 hộ gia đình đồng bào Bh'noong bị mưa lũ gây sạt lở, cuốn trôi hoàn toàn vào mùa mưa lũ năm 2020. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN

Đến nay, hệ thống cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, đã hoàn thành tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương triển khai thực hiện. Ngân sách tỉnh đã bố trí đầy đủ, đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng theo quy định và đã cơ bản phân giao kế hoạch vốn cho các địa phương từ huyện đến xã, cho các chủ đầu tư, các cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch thực hiện 5 năm, hằng năm; trong đó đã xác định cụ thể địa bàn, đối tượng, danh mục dự án, chương trình, nội dung thực hiện.

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025,  hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, của năm 2021, năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đều cơ bản đảm bảo theo kế hoạch. Hàng nghìn hộ gia đình đồng bào được hưởng lợi, được tạo sinh kế bền vững.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, dự toán ngân sách Trung ương hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Nam hơn 2.100 tỷ đồng. Các tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như giáo dục, y tế, nước sạch, giao thông cũng đã phát huy hiệu quả rõ rệt để thay đổi đời sống bà con.

Từ nguồn đầu tư đúng trọng điểm, đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Nam đã thay đổi căn bản. Không chỉ góp phần thay đổi cuộc sống vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng núi mà các chương trình mục tiêu quốc gia còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dân sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn. Nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư đồng bộ, phục vụ trực tiếp cho đời sống người dân và nâng cao mức hưởng thụ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh còn chậm so yêu cầu. Tỷ lệ giải ngân còn thấp do cuối năm 2022, Trung ương, tỉnh mới cơ bản ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách và quy định, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025. Một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm, chưa đồng bộ, gây lúng túng cho địa phương trong thực hiện các chương trình.

Tỉnh Quảng Nam kiến nghị các bộ, ngành Trung ương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà địa phương phản ánh với Đoàn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025,

PV
Sức thu hút du lịch vùng sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam
Sức thu hút du lịch vùng sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu đến năm 2025 thu hút được hơn 12 triệu lượt khách, trong đó, có 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế, tạo ra khoảng 30 nghìn việc làm cho xã hội và tăng lên 50 nghìn việc làm vào năm 2030.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN