Hiệu quả chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Ninh Bình

“Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025”, cũng như và kế hoạch thực hiện chương trình hằng năm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; do UBND tỉnh Ninh Bình ban hành; đã trở thành kim chỉ nam cho việc phát triển  chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh.

Chú thích ảnh

Theo đại diện UBND tỉnh Ninh Bình, đến thời điểm hiện tại, 100% huyện, thành phố của tỉnh đã kiện toàn bộ máy và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 209 sản phẩm OCOP,  thuộc 130 chủ thể, được xếp hạng. Trong đó, có 142 sản phẩm hạng 3 sao, 67 sản phẩm hạng 4 sao, vượt mục tiêu đến năm 2025 đã đề ra.

Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc nhanh chóng của lãnh đạo địa phương.  Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 và Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ; từ đầu năm 2023, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý và đánh giá sản phẩm OCOP đồng bộ từ huyện đến tỉnh để hỗ trợ công tác quản lý, điều hành và đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thuận tiện và hiệu quả hơn.

Chú thích ảnh

Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình cũng đã ban hành Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022, để hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Theo đó, với các sản phẩm được công nhận xếp hạng sao, mức hỗ trợ sản phẩm 3 sao là 75 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm 4 sao là 85 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm 5 sao là 100 triệu đồng/sản phẩm.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” cũng đã góp phần quan trọng khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, sản vật, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng, đặc sắc của từng địa phương và góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp Ninh Bình, gắn với xây dựng nông thôn mới và định hướng phát triển sản phẩm OCOP là quà biếu, quà tặng cho khách du lịch và tạo dấu ấn bản sắc văn hóa cố đô Ninh Bình. 

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các tour, tuyến phục vụ khách du lịch như: Phố Cổ Hoa Lư, trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm trên cao tốc bắc Nam, trên 60 điểm nông sản an toàn có bán sản phẩm OCOP. Trong đó, Hội nông dân tỉnh có 40 điểm; Sở Nông nghiệp và môi trường có 4 điểm; Liên minh hợp tác xã tỉnh có 15 điểm; Sở Công Thương có điểm.

PV
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thảo luận, thông qua phương án nhân sự
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thảo luận, thông qua phương án nhân sự

Chiều 5/6, tại thành phố Phủ Lý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình tổ chức Hội nghị để thảo luận, thông qua phương án nhân sự cấp ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình (sau hợp nhất) và tham gia ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN