Tỉnh cũng phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đến hết năm 2022 là 14 xã, đạt 7,9%.
Đến hết năm 2025, Hải Dương phấn đấu có ít nhất 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (107 xã) và có ít nhất 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (36 xã).
Để đạt được các mục tiêu trên, Hải Dương tập trung tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh tiếp tục phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cấp, sở, ban, ngành trong tổ chức thực hiện và nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách, hỗ trợ phân bổ nguồn vốn cho các địa phương, đơn vị để xây dựng nông thôn mới. Các địa phương trong tỉnh từ cấp huyện đến xã chủ động bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định; vận động khuyến khích người dân tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hình thức tự nguyện; không huy động quá sức dân và để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản khi thực hiện. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Hiệu đề nghị các đơn vị tăng cường chỉ đạo, phối hợp thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng nông thôn mới như: môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch nông thôn...
Ngoài ra cần tăng cường huy động các nguồn lực thực hiện của địa phương từ tỉnh đến huyện, đến xã; rà soát, ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các đề án, dự án...nhằm nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện ở các cấp, các ngành; có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện.
Đến nay, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc tích cực của cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân với cách làm chủ động, sáng tạo, tích cực, công khai, dân chủ, chương trình xây dựng nông thôn mới của Hải Dương đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng, đạt được những kết quả hết sức phấn khởi. Bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại; cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn được đảm bảo và giữ vững...
Hải Dương là địa phương thứ 5 của cả nước đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, Hải Dương đã có 43 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh có 150 sản phẩm OCOP được công nhận. Hải Dương hiện có 293 vùng trồng được cấp mã số, trong đó, có 273 mã vùng trồng cây ăn quả, 20 mã vùng trồng rau; có 48 cơ sở đóng gói, trong đó, có 14 cơ sở được cấp mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu….
Năm 2022, Hải Dương được phân bổ trên 108 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tỉnh đã hỗ trợ một số xã khó khăn, một số xã hoàn thiện các tiêu chí nhưng mức đạt chuẩn chưa cao…