Người về hưu Hàn Quốc không 'dễ thở'

Ra khỏi lực lượng lao động, nhiều người về hưu ở Hàn Quốc đang phải "vật lộn" quay trở lại thị trường việc làm, nơi họ không còn được hoan nghênh nữa, để kiếm thêm bù vào nguồn lương hưu ít ỏi, hoặc thậm chí là không có.         

Tuy nhiên, quan điểm của chính phủ về một "nền kinh tế sáng tạo" dường như không có nhiều "không gian" cho một thế hệ vốn lớn lên cùng các xưởng đóng tàu và các nhà máy thép. Ông Kim Min-Su, 69 tuổi, hiện nhận mức lương hưu 590.000 won (562 USD)/tháng - nguồn thu nhập duy nhất của vợ chồng ông, cho biết: "Tôi không để dành được tiền dự trữ khi còn đi làm, vì lúc đó gần như tất cả thu nhập của tôi chỉ đủ để bốn đứa con ăn học".

Người về hưu Hàn Quốc phải "vật lộn" quay lại thị trường việc làm.


Trước đây, với vị trí là kỹ sư trưởng của một nhà máy tại Incheon, thu nhập của ông Kim vào khoảng 4 triệu won/tháng. Ông ước tính rằng mức thu nhập tối thiểu là 2 triệu won/tháng mới đủ để chi trả cho cuộc sống hiện nay của mình. Mới đây, ông Kim được giới thiệu vào làm toàn thời gian cho một công ty nhỏ, với mức lương 1,2 triệu won/tháng. Thực tế, ông còn may mắn hơn rất nhiều người khác, bởi ông còn có lương hưu và được các con giúp đỡ.

Hệ thống lương hưu của Hàn Quốc được đưa vào thực hiện từ năm 1988, song hiện chỉ khoảng 1/3 số người ở độ tuổi 65 trở lên tại nước này được hưởng trọn vẹn lương hưu, bởi rất nhiều người tham gia hệ thống lương hưu khi sắp hết tuổi lao động và kết quả là họ chỉ nhận được khoản tiền ít ỏi.

Gần 50% người dân Hàn Quốc trên 65 tuổi hiện được xếp vào ngưỡng nghèo tương đối, với thu nhập hàng tháng ít hơn một nửa mức thu nhập trung bình của một hộ gia đình theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc. Trước đó, trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Park Geun-Hye từng cam kết sẽ trả cho tất cả người về hưu trên 65 tuổi 200.000 won/tháng. Tuy nhiên, lời hứa này đã không được thực hiện do điều kiện kinh tế Hàn Quốc không cho phép. 

Tại Hàn Quốc, nhiều công ty đã hạ độ tuổi về hưu xuống khoảng hơn 50 tuổi. Do vậy, những người này không còn lựa chọn nào khác là phải đi tìm việc ở nơi khác. Trên thực tế, độ tuổi trung bình đối với đàn ông Hàn Quốc khi thực sự rời khỏi lực lượng lao động là 71,1, mức cao thứ hai trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chỉ xếp sau Mexico.
      
Theo ông Kim Yong Sik, một người cao tuổi khác, nếu ngày trước rất dễ tìm một việc cho người già như gác cổng hay bảo vệ, thì nay người ta không thèm để mắt tới những ai ngoài 65 tuổi cho những việc như vậy. Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã mở các khóa đào tạo một số kỹ năng làm việc để hỗ trợ người già, nhưng theo ông Kim, các khóa học đó vẫn chưa thực sự phù hợp. Trong bối cảnh ấy, cũng giống như phần lớn các viên chức nghỉ hưu khác, ông Kim cũng chuyển sang mô hình tự kinh doanh.    
  
Theo Cơ quan thống kê Hàn Quốc, có tới nửa số chủ doanh nghiệp nhỏ hiện nay của nước này ở độ tuổi trên 50. Một trong những mảng kinh doanh mà các “doanh nhân” lớn tuổi này tham gia đông nhất là thức ăn nhanh, đặc biệt là gà rán. Hiện có hơn 43.000 cửa hàng gà rán mọc lên khắp Hàn Quốc. Tuy nhiên, với tốc độ trung bình khoảng 900.000 người nghỉ hưu tự kinh doanh mỗi năm như hiện nay, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Kyung Hwan cho rằng áp lực cạnh tranh rất khắc nghiệt. 
    
Trước tình cảnh này, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua một luật nhằm đảm bảo không người lao động nào tại nước này bị buộc phải về hưu trước 60 tuổi. Dự kiến, luật này sẽ có hiệu lực từ năm 2016.    

  
Minh Trang (Theo AFP)

Anh điều tra tin nhiều tướng về hưu 'chạy' dự án
Anh điều tra tin nhiều tướng về hưu 'chạy' dự án

Nhiều sĩ quan quân đội cấp cao nghỉ hưu của Anh đã bị bí mật quay phim khi họ đang đề xuất giúp các công ty vũ khí tiếp xúc với các bộ trưởng và các cựu đồng nghiệp nhằm kiếm lời riêng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN