Frisbee vẫn ung dung xem tivi và lướt internet. Bởi lẽ, gia đình cô sống ở thị trấn Babcock Ranch, gần Bờ Vịnh. Thị trấn này được xây dựng theo hai tiêu chí: nhà cửa phải kiên cố và phải có khả năng chống chọi với bão lớn.
Cộng đồng Babcock Ranch rất cẩn trọng trước sức mạnh của thiên nhiên. Để tránh lũ lụt do bão gây ra, Babcock được xây cao hơn mực nước biển khoảng 9 mét. Các nhà quy hoạch cũng bảo vệ các vùng đất trũng trong khu vực để đóng vai trò như một miếng bọt biển hút lượng nước dư thừa.
Cuộc thử nghiệm đầu tiên mô hình hoạt động chống bão ở Babcock diễn ra vào tháng 9/2022 với trận bão mạnh cấp 4 Ian và đã thành công. Không có cư dân nào bị thiệt hại lớn. Khu dân cư không bị mất điện và chỉ có một số cây bị đổ.
Từ lý thuyết đến thực tiễn
Thị trấn Babcock đẹp như tranh vẽ. Những ngôi nhà có bãi cỏ xanh mướt nhìn ra hồ nước. Những con đường đạp xe thong dong và rừng cây xuyên qua khu dân cư. Trong công viên, trẻ em vui vẻ đạp xe hoặc chơi xích đu.
Thị trấn này thành lập vào năm 2018, hiện có 7.200 cư dân. Nó tiếp tục mở rộng bằng cách xây thêm các khu dân cư mới. Cuối cùng, dân số nơi đây dự kiến lên đến khoảng 50.000 người.
Ông Syd Kitson, cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, là nhà phát triển khu vực này. Năm 2005, ông đã trả 700 triệu USD để mua một trang trại rộng 372 km2. Phần lớn đất đai sua này được bán lại cho bang Florida với mục đích thành lập một khu bảo tồn thiên nhiên ở đó.
Ở phần đất 72 km2 còn lại, ông Kitson đã xây dựng lên một thành phố mơ trong mơ ước của ông: một nơi có nhà ở, cửa hàng và trường học sẽ thu hút các gia đình trẻ và những người về hưu chọn định cư dưới ánh nắng ấm áp của Florida.
Ở vùng ngoại ô, Babcock Ranch được lắt đặt 680.000 tấm pin Mặt trời. Nhờ đó, nơi đây chính là thị trấn đầu tiên ở Mỹ hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng Mặt trời. Đường dây điện được chôn dưới lòng đất để tránh mưa bão.
Trên bản vẽ, mô hình của Babcock hiện ra hoàn hảo. Nhưng vào ngày 28/9/2022, siêu bão Ian kéo đến.
Niềm tin của những cư dân như cô Mary Frisbee hay người hàng xóm Donald Bishop 78 tuổi - từng mất một ngôi nhà ở Mississippi vì bão – dành cho mô hình này đã bị thử thách.
Ông Kitson cho biết ông không thể ngủ được vào đêm bão đó.
“Chúng tôi chưa từng được kiểm chứng nên không rõ sẽ ra sao. Tại thời điểm đó, có khoảng 5.000 người sống ở đây. Họ là những người hàng xóm mà tôi đã khuyên hãy trú bão tại nhà. Tôi cảm nhận được nỗi trách nhiệm thực sự mạnh mẽ này”, ông Kitson nhớ lại.
Ông đã thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng bão Ian với sức gió 240km/h và gây mưa xối xả hầu như không gây thiệt hại gì cho thị trấn của mình, trong khi tàn phá vùng Fort Myers lân cận và khiến gần 150 người thiệt mạng.
Ở những nơi khác trong bang Florida, thiệt hại ước tính lên tới hơn 110 tỷ USD.
Mô hình cho nơi khác?
Hầu hết người dân Florida không thể nhận được sự bảo vệ giống như cư dân Babcock. Họ sống ở vùng đất thấp hơn.
Văn phòng Quản lý Bờ biển của chính phủ Mỹ cho biết trong số 19,6 triệu dân của bang, 15 triệu người sống ở các khu vực ven biển.
Tuy nhiên, ông Kitson tin tưởng mô hình thực tế của Babcok có thể ứng dụng ở những nơi khác.
Đó cũng là quan điểm chung của ông Yoca Arditi-Rocha, Gám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ về môi trường Viện Cleo. Ông tin rằng bài học lớn nhất từ cộng đồng trên là chúng ta cần xây dựng các thành phố và cộng đồng với tư duy đối đầu với biến đổi khí hậu.
Điều đó có thể đặc biệt đúng ở Florida, tiểu bang phát triển nhanh nhất của Mỹ, nhưng lại chịu thiệt hại nặng trước các thảm họa như nước biển dâng và mưa bão.
Tuy nhiên, nhà hoạt động này cho biết những cộng đồng được quy hoạch mới như vậy không phải hoàn hảo hoàn toàn, vì chi phí nhà ở của Babcock khá đắt, chỉ phù hợp với túi tiền của một số ít người.
Nhà phát triển Syb Kitson cho biết ông đã tính đến yếu tố đó và sẽ định hướng Babcock thành một thị trấn dành cho tất cả mọi người, với nhiều loại nhà ở và giá cả khác nhau.