Lý giải hiện tượng lưỡi ‘mọc lông đen’

Gần đây, một phó giáo sư tại Mỹ đã viết bài trên tạp chí y học về trường hợp nữ bệnh nhân nữ 55 tuổi gặp phải triệu chứng buồn nôn, chán ăn và lưỡi chuyển thành màu đen.

Chú thích ảnh
Màu sắc đặc thù khi bệnh nhân mắc chứng 'lưỡi mọc lông đen'. Ảnh: CNN

Kênh CNN cho biết Phó giáo sư Yasir Hamad tại Đại học Y dược Washington ở thành phố St. Louis (bang Missouri) đã viết về trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng lưỡi “mọc lông” màu đen trên tạp chí về y khoa New England xuất bản ngày 6/9.

Theo đó, nữ bệnh nhân 55 tuổi gặp chấn thương ở chân do tai nạn giao thông và được điều trị bằng kháng sinh meropenem và minocycline. Sau một tuần sử dụng thuốc, lưỡi bệnh nhân này bất ngờ biến thành màu đen. Một tháng sau khi các bác sĩ thay đổi loại thuốc điều trị, lưỡi của nữ bệnh nhân 55 tuổi quay trở lại màu sắc bình thường.

Phó giáo sư Hamad sau đó khẳng định đây là một trường hợp mắc chứng lưỡi “mọc lông đen”. Trên thực tế, mặc dù mang tên gọi như vậy nhưng màu đen trên lưỡi bệnh nhân không phải là lông. Đó là những gai lưỡi phát triển dài ra và chuyển thành màu đen.

Những gai lưỡi này trung bình chỉ nhỏ hơn 1mm nhưng khi mắc phải chứng “mọc lông đen” sẽ dài đến khoảng 12-18mm. Khi những gai lưỡi này mọc dài ra, các vi sinh vật, vi khuẩn từ thức ăn có môi trường để phát triển, gây ra sắc đen kỳ lạ.

Trên thực tế, lưỡi ‘mọc lông” xảy ra do tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc hoặc vệ sinh răng miệng không tốt, hút thuốc... Phó giáo sư Hamad cũng kết luận rằng có thể chẩn đoán nhiều căn bệnh qua việc khám lưỡi người bệnh.
 

Quang Anh/Báo Tin tức
Giáo sư đột tử trên truyền hình sau khi thừa nhận muốn chết lúc làm việc
Giáo sư đột tử trên truyền hình sau khi thừa nhận muốn chết lúc làm việc

Một nữ giáo sư Ấn Độ đã đột tử ngay trên sóng truyền hình trực tiếp, không lâu sau khi bà khẳng định muốn trút hơi thở cuối cùng khi đang làm việc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN