Kỳ lạ phong tục... chú rể không được nhìn mặt cô dâu

Ở Ấn Độ có phong tục chú rể không nhìn trực tiếp vào cô dâu mà nhìn qua gương. Khi được hỏi “Anh nhìn thấy gì?”, chú rể phải trả lời: “Nàng tiên”.

Trước khi trao nhẫn cưới, chú rể không được hôn hoặc đụng chạm vào thân thể cô dâu.

 


Ấn Độ còn có một phong tục đánh cắp và bảo vệ giầy chú rể. Trong buổi lễ, chú rể phải cởi giầy. Các thành viên trong gia đình cô dâu sẽ tìm mọi cách để ăn trộm giầy của chú rể, trong khi người nhà chú rể phải bảo vệ giày bằng mọi giá, phải giấu chúng đi để nhà gái không tìm thấy. Nếu gia đình cô dâu ăn trộm được đôi giày của chú rể, họ có quyền yêu cầu chú rể chuộc giầy. Đòi bao nhiêu tiền thì chú rể phải trả bấy nhiêu.

Ngoài ra, trên thế giới có rất nhiều phong tục cưới xin kỳ lạ khác:

Người Mỹ gốc Phi thường có lễ nhảy chổi trong đám cưới. Nguồn gốc của nghi lễ này rất mơ hồ nhưng người ta đều thống nhất ý nghĩa của nó ở chỗ: Cái chổi quét đi cuộc sống độc thân trước đây, các vấn đề và mối quan tâm trước đây. Nhảy qua chổi với sự chứng kiến của gia đình và bạn bè để bước vào một hành trình mới với vợ hoặc chồng của mình.

Đập đĩa

Ở Đức có truyền thống họ hàng, khách khứa đập một đống đĩa trước đám cưới rồi bắt cô dâu, chú rể dọn dẹp. Người ta tin rằng, việc dọn sạch đống đĩa vỡ lộn xộn sẽ giúp đôi uyên ương chuẩn bị tốt cho cuộc sống mới. Nhìn thì có vẻ hơi bạo lực, phá hoại một chút nhưng mọi người đều vui vẻ, và giống như hầu hết phong tục, tập quán khác, việc này nhằm đem lại may mắn cho tân lang và tân giai nhân.

Ở Ý, khi đám cưới sắp tàn, cặp vợ chồng mới cưới sẽ lấy hết sức đập vỡ một chiếc bình hoặc lọ hoa. Số mảnh vỡ tượng trưng cho số năm mà họ chung sống hạnh phúc bên nhau.

Bắt cóc cô dâu


Ở nhiều làng nhỏ trên khắp nước Đức, bạn bè cô dâu và chú rể sẽ bắt cóc cô dâu và giấu ở đâu đó. Sau đó, chú rể phải nỗ lực tìm kiếm cô dâu. Dĩ nhiên, công cuộc lùng sục luôn đầu từ quán rượu, nơi chú rể sẽ mời mọi người tham gia tìm kiếm sau khi đãi tất cả quan khách mỗi người một chầu rượu hoặc bia. Mọi người vui vẻ cùng nhau tìm kiếm, như được sống lại thuở thơ ấu với trò cút bắt. Việc chú rể tìm kiếm cô dâu cũng để nhắc nhở rằng, công cuộc hai người tìm được một nửa của mình thật gian nan nhưng hấp dẫn.

Cưa gỗ


Tại vùng nông thôn, đồi núi ở một số nước châu Âu, người ta có quy định cô dâu, chú rể phải cùng nhau cưa một khúc gỗ. Đây thực sự là bài kiểm tra thể lực, sự khéo léo và khả năng phối hợp của họ. Sau lễ cưới, cô dâu và chú rể cầm cưa tay cùng cưa đôi khúc gỗ đặt cố định trên giá. Đây được coi là dấu hiệu họ sẽ cùng nhau xử lý công việc như thế nào sau khi lập gia đình.



Vẽ tay


Lễ cưới truyền thống của người Ấn Độ kéo dài nhiều ngày, trải qua nhiều nghi lễ phức tạp, trong đó có việc vẽ các hoa văn tinh xảo hình hoa, hình lá trên tay và chân của cô dâu, gọi là Mehndi. Ý nghĩa của việc này là để cô dâu cảm thấy mình là một nàng công chúa khi chuẩn bị bắt đầu cuộc sống mới. Ngày xưa, khi chưa có sơn móng tay, nước hoa…, người ta dùng các thứ sẵn có để tô vẽ, trang điểm cho cô dâu. Ví dụ, người ta đốt dầu ăn lên để lấy bồ hóng đen làm sơn móng tay. Trong khi thực hiện nghi lễ Mehndi, các cô gái trong trang phục truyền thống có những điệu múa sinh động trong lời ca rộn rã có nội dung ca ngợi tình yêu lãng mạn.

Khách hôn cô dâu, chú rể


Tại lễ cưới của người Thụy Điển, các vị khách có thể có cơ hội hôn cô dâu hoặc chú rể. Nếu cô dâu đi vào nhà vệ sinh, tất cả phụ nữ trong đám cưới sẽ xếp hàng để hôn chú rể. Nếu chú rể ra khỏi phòng và khuất tầm mặt, nam giới sẽ xếp hàng để hôn cô dâu. Người Thụy Điển còn có phong tục liên quan tiền xu. Bố cô dâu đặt một đồng xu bằng bạc vào giày trái của con, còn mẹ cô dâu đặt một đồng xu bằng vàng vào giày phải.


Ở Mexico, trong lễ cưới, chú rể tặng cô dâu 13 đồng xu tượng trưng cho Chúa Jesus và 12 tông đồ. Các đồng xu đã được linh mục ban phép và mang lời hứa của chú rể là chăm sóc cô dâu suốt đời. Tuy nhiên, ở Tây Ban Nha, người ta coi việc chú rể tặng cô dâu 13 đồng xu tượng trưng cho của cải vật chất và tinh thần người chồng đem lại cho người vợ mỗi tháng, và đồng xu thứ 13 là để chia sẻ với người nghèo.

Gõ xoong chảo

Người Pháp có một truyền thống hậu đám cưới rất thú vị mà họ gọi là Chiverie. Gia đình và bạn bè của cặp đôi mới cưới tập trung vào buổi tối và gõ xoong, chảo, kéo chuông, thổi tù và với mục đích làm cô dâu, chú rể giật mình và làm gián đoạn hoạt động mùi mẫn của họ. Khi nghe thấy tiếng động, đôi vợ chồng mới cưới sẽ xuất hiện, vẫn mặc đồ cưới, và đem đồ ăn thức uống ra đãi khách. Chiverie cũng được thực hiện tại nhiều vùng nông thôn ở miền nam nước Mỹ.

Bôi đen cô dâu

Ở Scotland, trước đám cưới, cô dâu thường bị bôi nhọ, đúng hơn là bôi bẩn một cách bất ngờ. Người ta ném, tung, rưới lên người cô nào là trứng gà, nước sốt, lông vịt… Cô dâu không được lau, gột mà phải diễu hành quanh khu vực mình đang ở, trong đó có ghé qua vài quán rượu, cốt để mọi người nhìn thấy.


Hai chân chạm đất

Ngày xưa ở Ireland, các cặp đôi ăn muối và cháo bột yến mạch lúc bắt đầu đón khách dự đám cưới. Cả cô dâu và chủ rể phải ăn 3 thìa để bảo vệ họ khỏi con mắt của quỷ dữ. Trong đám cưới, khi hai người khiêu vũ, cả hai chân cô dâu phải chạm sàn. Người ta tin rằng, thần tiên, ma quỷ yêu cái đẹp và cái đẹp nhất đối với họ là một cô dâu. Vì vậy, nếu cô dâu để một chân rời khỏi mặt đất là sẽ là điềm xấu - thần tiên, ma quỷ sẽ bắt tân giai nhân đi. Cũng sẽ là điềm xấu nếu cô dâu hoặc bất kỳ ai dự cưới mặc đồ màu xanh lá cây; cô dâu hoặc chú rể hát tại lễ cưới của chính họ…


Theo baodatviet.vn
Chuyện lạ về chú heo biết giữ nhà
Chuyện lạ về chú heo biết giữ nhà

Có dịp về xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười - Đồng Tháp, nghe người dân địa phương bàn tán về một chú heo có khả năng “đặc biệt” nên chúng tôi tò mò tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Mạo, ngụ ấp 4, xã Mỹ Đông để tìm hiểu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN