Huangjiawa - một ngôi làng ở tỉnh Sơn Đông - gần đây đã trở thành một biểu tượng của phong trào môi trường sau khi có tin rằng khu vực làng này là một trong những nơi có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới.
Ngư dân chèo thuyền trên hồ Chaohu ngập ngụa tảo ở tỉnh An Huy. |
Các giếng nước trong làng được cho là bị nhiễm chất độc từ một lò nấu nhôm gần đó. Lò nấu này cũng xả khí độc vào không khí.
Ông Zhang, một người dân sống trong làng, cho biết: “Cách đây 10 năm nước sông của chúng tôi rất sạch, thậm chí còn sạch hơn nước máy bây giờ”.
Một ngư dân vốc một ít nước ô nhiễm ở hồ Chaohu. |
Tình cảnh ô nhiễm khốn khổ của ngôi làng đã khiến nhà hoạt động Deng Fei chú ý. Deng Fei cáo buộc chủ các lò nấu nhôm cố ý bơm chất thải ngầm ra sông.
Năm 2009, Deng Fei cảnh báo: “Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn, chúng ta sẽ bị hủy diệt. Nếu vấn đề ô nhiễm không được giải quyết đúng đắn, nó không chỉ sẽ hủy diệt con người mà có còn kéo sập cả hệ thống y tế vì có quá nhiều bệnh nhân ung thư”.
Tháng trước, chính quyền buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các làng ung thư. Một báo cáo từ Bộ Môi trường cho biết tình trạng sản xuất và tiêu thụ rộng rãi các loại hóa chất độc hại bị nhiều nước cấm vẫn tồn tại ở Trung Quốc.
Một công nhân Trung Quốc bơm nước ô nhiễm vào hồ xử lý. |
Báo cáo này thừa nhận hóa chất độc đã khiến nhiều người chết vì ô nhiễm nước và không khí.
Một số vụ việc ở nhiều làng ung thư cũng khiến dư luận sôi sục. Ví dụ như vụ một nông dân tên là Chen Zuqian ở tỉnh Triết Giang – người đã dám thách một quan chức ngành môi trường bơi trong các dòng sông ô nhiễm trong tỉnh và đã bị đánh đập nhừ tử. Gia đình ông Chen cho rằng ông bị đánh vì dám lên tiếng công khai.
Vị quan chức này sau đó được phỏng vấn trên truyền hình và bị cười nhạo vì hứa sẽ bơi dưới sông trong 3 đến 5 năm nữa.
Theo tổ chức Hòa bình Xanh Đông Á, 320 triệu người Trung Quốc sống thiếu nước sạch và 190 triệu người phải dùng nước ô nhiễm nặng.
Một người chèo thuyền trên hồ Chaohu. |
Nông dân Trung Quốc không có sự lựa chọn nào ngoài việc buộc phải dùng nước ô nhiễm tưới đồng ruộng.
Một người đàn ông lội trong nước ô nhiễm ở Penglai, Sơn Đông. |
Chuyên gia về ô nhiễm nước Zhao Zhangyuan thuộc Viện nghiên cứu khoa học môi trường Trung Quốc nhận định: “Ô nhiễm nước ngầm đã bước vào giai đoạn cực kỳ khủng hoảng”.
Nước ô nhiễm từ một con suối ở Giang Tô chảy vào sông Dương Tử. Ảnh: Internet |
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết với người dân rằng sẽ bỏ tiền để khắc phục tình trạng ô nhiêm không khí, nước và đất nghiêm trọng.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói: “Để đáp lại kỳ vọng của người dân về một môi trường sống tốt, chúng ta sẽ tăng cường cải thiện sinh thái và bảo vệ môi trường một cách mạnh mẽ. Tình trạng môi trường sinh thái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự thịnh vượng, tương lai của cả đất nước”.
Thùy Dương