Du lịch Ai Cập lại lao đao sau hàng loạt sự cố

Giới chức Ai Cập đang tỏ ra vô cùng lo lắng và băn khoăn rằng liệu ngành du lịch nước này có thể gượng dậy sau cú sốc MS804 mất tích ngày 19/5 và trước đó là vụ máy bay A321 của Nga rơi ở bán đảo Sinai.

Khách du lịch tham quan khu vực Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN

Liên tiếp bê bối

Ngay cả trước vụ máy bay MS804 của EgyptAir biến mất khỏi màn hình radar, ngành hàng không Ai Cập đã "gặp hạn" khi chuyến bay của A321 thuộc hãng hàng không Nga Kogalymavia rơi tại bán đảo Sinai với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đứng ra nhận trách nhiệm.

Từ vụ việc A321, các hãng hàng không EasyJet và Thomson Airways tiếp tục từ chối bay tới Sharm el-Sheikh ngay cả khi Ai Cập khẳng định tăng cường các biện pháp an ninh tại sân bay nước này.

Vấn đề an ninh tiếp tục gây thêm lo ngại với những vụ việc nhỏ hơn, bao gồm một chiếc xe buýt du lịch bị tấn công gần kim tự tháp Giza và vụ khủng bố ở khu nghỉ dưỡng tại Hurghada vào đầu năm nay.

Vào tháng 3, một công dân Ai Cập đã cướp máy bay MS181 của hãng EgyptAir, đeo chiếc áo gài bom giả và bắt cóc các hành khách cùng phi hành đoàn trên máy bay; tên này sau đó đã bị bắt và các con tin đều được phóng thích an toàn.

Tháng 9 năm ngoái, lực lượng an ninh Ai Cập đã bắn nhầm vào xe chở một nhóm du khách Mexico mà họ tưởng nhầm là khủng bố khiến 12 người thiệt mạng.

Trước đó, Mùa xuân Arập đã gây ảnh hưởng từ năm 2011 khiến hàng triệu du khách cảm thấy bất an khi đến Ai Cập.

Vai trò then chốt của du lịch với Ai Cập

Theo Uỷ ban Lữ Hành và Du lịch thế giới, ngành công nghiệp không khói của đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế xứ sở kim tự tháp, chiếm 11% GDP và bao trọn 11% việc làm của cả đất nước. Olivier Jager, CEO của công ty du lịch ForwardKeys nhận định: “Đây là một đất nước cần du lịch để sống sót”.

Nga từng là thị trường du lịch "ruột" của Ai Cập với 3 triệu du khách đến nước này vào năm 2014, tiếp đó là các du khách Anh và Đức.


Ngay cả trước khi vụ tai nạn MS804 xảy ra, Uỷ ban Lữ Hành và Du lịch thế giới dự đoán ngành “công nghiệp không khói” của Ai Cập sẽ giảm thêm 4% vào năm 2016 sau khi đã giảm 4% vào năm 2015.

Vào quý đầu năm nay, 1,2 triệu du khách đã đến Ai Cập, giảm khá nhiều so với 2,2 triệu du khách với cùng thời điểm năm 2015 và doanh thu từ ngành này đã giảm xuống chỉ còn 500 triệu USD so với cùng thời kỳ là 1,5 tỉ USD.

Khi phóng viên của Guardian đến thành phố du lịch Taba trong năm nay, nhân viên tại khách sạn lớn nhất ở đây cho biết chỉ có 6% phòng có du khách.

Đối mặt với sự lạnh nhạt từ du khách phương Tây, Ai Cập đang cố gắng thu hút thêm các vị khách ở thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Malaysia và Georgia.

Kinh tế của Ai Cập tăng trưởng 4,2% vào năm 2015 nhưng Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán vào năm 2016 con số này chỉ là 3,3%.

Hà Linh (Theo CNN, Telegraph)
Chưa thể xác định nguyên nhân máy bay MS804 mất tích
Chưa thể xác định nguyên nhân máy bay MS804 mất tích

Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault ngày 20/5 cho rằng "hoàn toàn không có dấu hiệu" nào cho thấy nguyên nhân gây ra vụ mất tích của chiếc máy bay mang số hiệu MS804 mặc dù giới chức Ai Cập nói rằng khủng bố là nguyên nhân có nhiều khả năng nhất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN