Có khoảng 100.000 người Nhật Bản mất tích mỗi năm. |
Từng là một chuyên viên môi giới thành công, Kazufumi Kuni đã “thân bại danh liệt” sau một phi vụ làm ăn thất bại.
Một lần đầu tư thua lỗ đã khiến công ty của Kazufumi thiệt hại 400 triệu yen (khoảng 2,8 triệu bảng Anh). Ông chủ đổ lỗi, khách hàng săn lùng, và một buổi sáng năm 1970, ông biến mất khỏi xã hội.
Lúc đầu, Kazufumi ở chung nhà với một người bạn đại học, và sau đó biến mất không một vết tích vào thế giới ngầm như dành cho những người như ông.
Ông đã trở thành một trong những người mất tích tại Nhật Bản, một hiện tượng xã hội chứng kiến sự biến mất không một dấu vết của rất nhiều người Nhật Bản.
Vách đá Tojinbo, nơi thường xuyên xảy ra các vụ tự tử tại Nhật Bản.
|
“Tôi không nghĩ về một cuộc sống mới, tôi chỉ chạy trốn, đó là tất cả”, ông trả lời nhà báo Lena Mauger, cho điều tra The Vanished, ở vùng ngoại ô phía Bắc Tokyo.
“Chạy trốn chẳng có vinh quang. Không tiền bạc hay địa vị xã hội. Điều quan trọng là tồn tại”, Kazufumi trả lời Lena Mauger, một nhà báo điều tra về những người Nhật biến mất.
Để tồn tại, Kazufumi đã đổi từ cuộc sống thành công sang kiếm sống bằng xây dựng, lao động hay rửa chén bát. Cha ông đã tìm kiếm ông nhưng không được và sau nhiều năm mất tích, các chủ nợ cũng buông xuôi.
Mãi tới năm 38 tuổi, sau nhiều năm trốn chạy, Kazufumi thuê được một căn hộ dưới một cái tên giả và thành lập một công ty thu gom rác thải.
Bắt đầu với thu gom rác đường phố, công ty sau đó mở rộng tới rác thải điện tử và công nghiệp, nhưng Kazufumi cũng có nghề tay trái là giúp đỡ những người khác biến mất.
Mặc dù từ chối hầu hết các yêu cầu, Kazufumi vẫn giúp đỡ những người đàn ông, phụ nữ và thậm chí cả những gia đình bắt đầu cuộc sống mới bằng cách biến mất.
Kazufumi giữ bí mật cách làm việc nhưng thường thực hiện mọi việc trong đêm khuya, cùng với nhân viên sử dụng thông tin sai lạc, như địa chỉ giả mạo, để cố găng gây nhầm lẫn cho bất cứ ai cố gắng theo dõi họ.
“Ở Nhật Bản, giấy tờ về nơi ở không được quản lý tốt lắm. Sẽ dễ dàng biến mất hơn. Chạy trốn là cách tốt để bảo vệ danh dự”, Kazufumi nói.
Không giống các quốc gia hiện đại khác, Nhật Bản có hệ thống dữ liệu dân cư khá lỏng lẻo và là một trong những xã hội kín kẽ bậc nhất, thống trị bởi các yakuza.Chính điều này khiến nhiều người có thể biến mất và sống ẩn dật trong các khu ổ chuột như Sanya ở Tokyo hay Kama ở Osaka.
Theo các số liệu, kể từ giữa những năm 1990, khoảng 100.000 người đã biến mất mỗi năm tại Nhật Bản. Những vụ biến mất đạt đến đỉnh điểm sau Thế chiến thứ II và hậu quả của các khủng hoảng kinh tế năm 1989 và 2008.
Một người đàn ông với tên giả Norihiro hiện đã 50 tuổi tiết lộ đã trốn tránh 10 năm nay. Ông Norihiro ngoại tình và sau khi mất việc, ông quyết định chạy trốn. Vì tủi hổ, ông không dám nói với gia đình mà giả vờ đi du lịch.
Ông ngồi trong xe ô tô cả tuần lễ và không nói chuyện với ai. Cuối cùng, ông quyết định bắt chuyến tàu tới Sanya và không để lại lời nhắn nào. Sống dưới tên giả Norihito, ông nói: "Nếu ngày mai tôi chết, tôi không muốn bất cứ ai nhận ra mình".
Nhà báo Lena nói: "Đối mặt với cảm giác thất bại, hàng nghìn người Nhật Bản chọn cách kết liễu cuộc đời. Những người khác trở thành những cái bóng trong chính đất nước của họ. Sự biến mất chỉ là một dạng tự tử xã hội".