Ngày chất vấn đầu tiên của Quốc hội: Vấn đề điện mặt trời được đặc biệt quan tâm

Trong phiên chất vấn Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV, chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhận được nhiều câu hỏi của đại biểu Quốc hội về việc phát triển ồ ạt các dự án điện mặt trời, gây quá tải cho mạng lưới truyền tải điện và lãng phí.

17:00 Ngày 06/11/2019

Quốc hội tạm nghỉ ngày chất vấn và trả lời chất vấn thứ nhất

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
16:46 Ngày 06/11/2019

Những câu hỏi "nóng" tiếp tục chờ trả lời trong sáng mai

Chú thích ảnh
Cử tri Phạm Hồng Thới ở tổ 1, phưởng Ỷ La, thành phố Tuyên Quang đang theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Ảnh Quang Đán/TTXVN

Trước khi kết thúc ngày chất vấn đầu tiên, hàng  loạt câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh:

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh): Thị trường đường sẽ có nguy cơ bị cạnh tranh, trong khi thị trường đường trong nước đang chưa được giải quyết thấu đáo. Bộ trưởng có giải pháp gì đảm bảo hoạt động doanh nghiệp mía đường trong nước?

Đại biểu Huỳnh Cao Nhất (Bình Định): Kiến nghị bà con cử tri xã Dương Châu, Bình Định. Bộ trưởng cho biết, lúc nào dự án được khởi công theo chương trình nông thôn miền núi?

Đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng): Theo đánh giá được nêu đề án tổng thể dược nêu vùng dân tộc thiểu số miền núi, có nhiều sông suối cung cấp thủy điện. Tuy nhiên, cả nước còn 31 xã chưa có điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện 1420 thôn, bản chưa có điện. Giải pháp nào cho tình trạng này. Quy hoạch phát triển điện lực toàn bộ thôn bản chưa có điện bao giờ sẽ có?

Đại biểu Văn Thị Mỹ Dung (Long An): Nhiều địa phương sản xuất nông sản bị ùn ứ nông sản, hết năm này đến năm khác. Bộ Công thương có giải pháp nhưng chỉ là tình huống, vậy Bộ trưởng có cam kết gì để giải quyết căn cơ vấn đề này không?.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh): Bộ trưởng có giải pháp giảm khó khăn cho người chăn nuôi gà?

Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh): Có dấu hiệu vi phạm xuất sứ hàng Việt Nam. Bao giờ Bộ quy định ghi nhãn xuất xứ hàng hóa của Việt Nam?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre): Chia sẻ ý kiến của đại biểu Bạc Liêu, tôi muốn hỏi Bộ trưởng có hay không việc phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội trong dự án điện Bạc Liêu; Có hay không khuất tất, dự án điện Trà Ná. Đề nghị Bộ trưởng có trách nhiệm dự án điện này?

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) Nguy cơ thiếu điện cả nước những năm tới, nhất là Đông Nam Bộ. Bộ trưởng có giải pháp gì để đảm bảo tiến độ xây dựng nhà máy điện Ô Môn 4 ,phục vụ điện phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long?

16:45 Ngày 06/11/2019

Kinh tế Việt Nam là kinh tế "mở" hay kinh tế "hở"?

Tham gia tranh luận, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nêu lại vấn đề về để tình trạng hàng Trung Quốc tìm cách đội lốt hàng Việt. Theo đại biểu, tình trạng này xảy ra là do lỗ hổng lớn về pháp luật và sự thiếu hiệu quả của hàng rào kỹ thuật. "Kinh tế nước ta là kinh tế mở hay là kinh tế hở"- đại biểu chất vấn.

16:43 Ngày 06/11/2019

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận trách nhiệm về công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, buôn lậu

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc Trần Văn Tiến chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) chất vấn: Tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, mỹ phẩm… làm ảnh hưởng sức khỏe của cộng đồng, gây mất an ninh và an toàn. Giải pháp của Bộ trưởng trước vấn đề này?. Đồng thời, Bộ trưởng có thể nêu trách nhiệm Bộ trưởng và cơ quan có liên quan?

Trước vấn đề đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận trách nhiệm khi chưa đảm bảo tốt công tác đấu tranh chống gian lận thương mại. Theo Bộ trưởng, tới đây, ngành Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các lực lượng chức năng để thực hiện các đoàn chuyên ngành để tăng cường kiểm tra xử lý, để đối phó với thực tế các đối tượng vi phạm hiện có sự liên kết rất tinh vi.

16:35 Ngày 06/11/2019

5 giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất và tiêu thụ

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về giải pháp làm thế nào để đảm bảo đủ điện cung ứng cho sản xuất và tiêu thụ năm 2019 - 2020 đang đứng trước nguy cơ thiếu trầm trọng hiện nay, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận, nước ta đang đứng trước nguy cơ không có nguồn điện dự phòng để cung ứng đủ nguồn điện. Thực tế này có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do: Điều kiện thời tiết bất lợi, liên tục xuất hiện tình trạng dị đoan cao; mạng lưới sông hồ sản xuất thủy điện không đủ tích nước, nhất là nguồn than phục vụ sản xuất điện đang phải nhập khẩu lớn, dự kiến năm 2020 phải nhập khoảng 25.000 tấn và đến năm 2025 phải nhập 35.000 tấn; trong khi các nguồn điện năng lượng mới chưa đáp ứng được yêu cầu cung ứng...

Chú thích ảnh
 Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trước thực tế này, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để cân đối cung cầu nguồn điện và xây dựng các kịch bản, kế hoạch phát triển nguồn điện cụ thể. Trong đó, 5 giải pháp tập trung thực hiện, gồm: Huy động tối đa các nguồn công suất khác từ thủy điện; nghiên cứu đưa vào khai thác nguồn cung từ các hệ thống điện tái tạo, điện mặt trời, điện gió tại các khu vực có phụ tải cao, để kịp thời bổ sung nguồn điện tương đương khoảng 8.000 MW; thúc đẩy Tập đoàn Dầu khí mua khí nước ngoài để bổ sung nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện; điều hành linh hoạt thủy điện và phát triển bền vững các trung năng lượng lớn trong nước, Ngoài ra, dự phòng phương án quy hoạch điện sơ đồ 8.

 

16:14 Ngày 06/11/2019

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: Ngành Công Thương sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, không để các doanh nghiệp trục lợi, gây ra thiệt hại to lớn cho xã hội như thời gian qua.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, đã siết chặt quản lý, không cho phát triển bán hàng đa cấp bất chính trong nhiều lĩnh vực. Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện nay theo báo cáo có khoảng 800 ngàn người tham gia bán hàng đa cấp, nhưng thực tế chỉ có khoảng 300 ngàn người là hoạt động thực sự. Hiện có những vấn đề bán hàng đa cấp mới, Bộ Công thương sẽ nghiên cứu để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, không để các doanh nghiệp trục lợi, gây ra thiệt hại to lớn cho xã hội như thời gian qua.

16:12 Ngày 06/11/2019

Ba nguyên nhân lớn khiến công nghiệp phụ trợ chưa phát triển

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương: Đối với câu hỏi chất vấn liên quan đến tinh giảm bộ máy lực lượng quản lý thị trường, đến nay đã giảm 46% lực lượng các đội quản lý và cũng trong năm 2019, chúng tôi cũng lập đề án và sẽ thành lập 19 Cục quản lý thị trường liên tỉnh như vậy không phải lực lượng nào cũng có Cục quản lý thị trường. Như vậy sẽ có 47 Cục quản lý thị trường theo vùng.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Năm 2018 và đầu năm 2019, xét về số lượng đã phát hiện tới hơn 141.000 vụ và xử lý hơn 82.000 vụ và thu hơn 430 tỷ đồng. Nhiều số lượng dẫn chứng cho thấy lực lượng thị trường đã làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao theo hướng chính quy theo ngành dọc và xử lý các vụ việc buôn lậu liên tỉnh, liên khu vực.

Liên quan đến câu hỏi về điện sạch, theo Luật Quy hoạch xây dựng tích hợp vào quy hoạch quốc gia và phối hợp điển triển khai và tiếp thu dự án mới công khai minh bạch và hướng dẫn triển khai. Đối với tiêu chí khả thi thì rút kinh nghiệm từ điện mặt trời và điện gió sẽ có hướng dẫn cụ thể và khả thi phù hợp với các địa phương.

Đối với câu hỏi về dự án mỏ sắt Thạch Khê, nhưng xét quá trình triển khai thực tế vừa qua chưa đảm bảo yêu cầu về hiệu quả, môi trường kỹ thuật và tính xã hội của người dân địa phương, tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo với Chính phủ và các ngành liên quan về tính khả thi thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo Chính phủ và Bộ Công thương có báo cáo bổ sung tính khả thi của dự án. Chính phủ đã có giao Bộ KHĐT làm rõ ý kiến của các bộ ngành và có ý kiến về tạm dừng, hay dừng hẳn và hệ lụy để đảm bảo hiệu quả và cơ sở pháp luật trong triển khai và tạm dừng mở sắt Thạch Khê để từ đó có giải quyết dứt điểm.

Về Công nghiệp hỗ trợ thì chưa phát triển có các nguyên dân do trình độ phát triển kinh tế và tương tác với các nên kinh tế khác và lợi thế cạnh tranh và phụ thuộc vào nhập khẩu nên chưa có sản phẩm cạnh tranh. Việc triển khai thực hiện nghị quyết phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng chậm và trong đổi mới công nghệ.

Có 3 nguyên nhân vướng mắc lớn để phát triển công nghiệp phụ trợ gồm: Thị trường; điều kiện doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khó tiếp cận tín dụng; chính sách hỗ trợ về nhân lực, trình độ quản lý doanh nghiệp.

Chính phủ rà soát lại chính sách mới quản lý và tiếp cận vốn đầu tư và lan tỏa trong đó có các ngành năng lượng và cơ khí chế tạo để phát triển công nghiệp hỗ trợ; tranh thủ hiệp định FTA; và xây dựng chính sách mới và trung tâm hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ.

Liên quan đến sản phẩm điện tử của ô tô có liên quan đường "lưỡi bò" và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên với việc ô tô có bản đồ "lưỡi bò" tham gia triển lãm thì đây là lần đầu xuất hiện nên rà soát lại và phối hợp với Tổng cục Hải quan để tịch thu ô tô triển lãm để quản lý chặt chẽ hơn. Đối với một đơn vị khác có nhập xe mà có phần mềm về bản đồ đường lưỡi bồ thì Bộ đang rà soát và tạm dừng giấy phép nhập xe và các bộ rà soát lại lỗ hổng trong chính sách với hoạt động nhập khẩu này.

16:11 Ngày 06/11/2019

Thừa nhận sự chủ quan khi đánh giá về điện mặt trời

Trả lời chất vấn sau thời gian nghỉ giải lao, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận trách nhiệm của mình khi không có cái nhìn bao quát, có sự chủ quan khi đánh giá về sự phát triển của điện mặt trời, dẫn tới sự bùng nổ của các nhà máy điện mặt trời. 

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh,

Trả lời đại biểu Nguyễn Phuong Tuấn (Ninh Bình): Về cấp phép dự án điện mặt trời thời gian qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: Chúng ta có Quyết định số 11 của Thủ tướng Chính phủ, sau đó là Thông tư 16 của Bộ Công thương để hướng dẫn việc tổ chức, thẩm định các dự án điện mặt trời sau đó để phê duyệt phục vụ cho đầu tư trong thời gian qua. Khi xây dựng dự án này, chúng ta mong muốn mục tiêu tiếp tục tạo môi trường thí điểm để phát triển điện sạch, gồm điện mặt trời, điện gió. Trong quá trình thực hiện, đúng là có sự chủ quan đánh giá không hết về khả năng, năng lực…nên chỉ trong một thời gian ngắn đã có sự phát triển bùng nổ. Có tới 5.000 kW điện mặt trời được tham gia thị trường phát điện. Khi tham gia  phê chuẩn các dự án trên, báo cáo đại biểu có nguyên tắc tiêu chí cơ bản, có ý kiến thẩm định của địa phương liên quan sử dụng đất trong dự án điện mặt trời; phải có ý kiến xác nhận của Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia xác nhận về khả năng đấu nối; đánh giá năng lực đầu tư trong quá trình triển khai và một số tiêu chí kỹ thuật. Vì vậy, thời gian qua vẫn còn nhiều lúng túng phố hợp, giữa các bộ, kể cả Bộ Công Thương. Tôi xin nhận trách nhiệm, chưa tổ chức thực hiện đầy đủ, chưa có sự bao quát, dự báo trước để có đối sách và biện pháp quyết liệt nhất liên quan phát triển hệ thống truyền tải điện. Với sự cho phép của Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết sắp tới của Chính phủ phê duyệt dự án bổ sung về nguồn, trạm, truyền tải điện, tới đây, cuối năm 2020 về giải tỏa công suất sẽ đảm bảo hiệu quả cao, đảm bảo hiệu quả cho nhà đầu tư, nhà nước và cho nhân dân.

16:06 Ngày 06/11/2019

Bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử

Trả lời chất vấn của đại biểu Ngàn Phương Loan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói:

Chúng tôi xác nhận thực tế: thương mại điện tử VN phát triển nhanh, tăng trường hơn 30%, đặt ra vấn đề quản lý Nhà nước như về khuôn khổ pháp luật, thể chế còn chồng lẫn, chưa xây dựng hoàn thiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tình trạng gian lận thương mại, lợi dụng hình thức quảng cáo trên mạng để trục lợi gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng đang đặt ra nhiều thách thức không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện các Bộ như: Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp để sắp tới ban hành Thông tư, Nghị định để hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, đảm bảo hệ thống thanh toán điện tử an toàn. Sẽ có phương án, trong đề án hợp tác, tiếp tục cập nhật, cho phát triển thương mại điện tử gắn với luật quảng cáo, an ninh mạng để đảm bỏa quyền lợi cho người tiêu dùng

16:05 Ngày 06/11/2019

Huy động tối đa nguồn công suất phát điện để tránh thiếu điện

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời về việc phát triển lưới điện sản xuất tiêu dùng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Hiện nay, nguy cơ thiếu điện cao trong năm 2019 đến năm 2022, ở Tây Nam Bộ là thiếu khá lớn.

Một trong những nguyên nhân là bất lợi thời tiết. Thủy điện của ta không đủ điều kiện tích nước. Đối mặt sự suy giảm thị trường năng lượng sơ cấp. Chúng ta phải nhập khẩu một lượng lớn than. Năm 2020 nhập khẩu 20 triệu tấn than.

Đến nay không đủ khí phục vụ phát triển điện miền Đông Nam Bộ, không đủ điều kiện cung cấp phát điện ở Ô Môn. Năm 2019 - 2020, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đưa ra các giải pháp đảm bảo điện để phục vụ nhu cầu của người dân.  

Một số biện pháp được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra là: Huy động tối đa nguồn công suất phát từ than, dầu khí, cũng như các nguồn điện khác. Căn cứ trên thực tế đánh giá trên thực tế thiếu điện.

Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo, có sự bổ sung của điện mặt trời. Nếu thấp có thể bổ sung thêm 6.000 MW điện mặt trời. Nếu không đủ thì huy động cao hơn cấp phép cho điện mặt trời để làm sao điện mặt trời huy động lên tới 8.000 MW.

Giao cho tập đoàn Dầu khí quốc gia mua khí từ Malaysia… cung cấp cho nhà máy điện ở miền Đông Nam Bộ.

Một giải pháp nữa là dùng khí LG nhập khẩu. Cộng thêm phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ có điều kiện đủ điện cho năm 2019 - 2020 và tính toán sắp tới để phát triển trung tâm năng lượng, khí nhập khẩu, khí LG…

Báo cáo Chính phủ đưa vào quy hoạch 8 dự án khí nhập khẩu. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long, dừng dự án điện hạt nhân. Bao gồm tất cả nền tảng này để phát triển bền vững.

16:02 Ngày 06/11/2019

Tạm dừng nhập khẩu mặt hàng gỗ dán

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: Đã có danh sách một số mặt hàng có nguy cơ gian lận thương mại. 5/25 mặt hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ và đi nước khác như điện tử, dệt may, gỗ dán, da giầy.

"Chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Mới đây đã xây dựng Thông tư tạm dừng nhập khẩu mặt hàng gỗ dán, đây là mặt hàng tăng trưởng tới 400% trong thời gian gần đây, gây nguy cơ lớn về gian lận xuất xứ đi Hoa Kỳ".

Bộ Công Thương đang phối hợp Hiệp hội ngành hàng khuyến nghị cảnh báo cung cấp thông tin nguy cơ trừng phạt thương mại, áp thuế, vì rất nhiều sản phẩm của nước khác bị áp thuế của Hoa Kỳ, EU và cả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp. Chính vì vậy lợi dụng mặt hàng có xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi nước này. Việc cảnh báo kịp thời cho Hiêp hội, doanh nghiệp là cần thiết.

15:51 Ngày 06/11/2019

Giảm 46% số đội quản lý thị trường

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời câu hỏi chất vấn liên quan đến tinh giảm bộ máy lực lượng quản lý thị trường: Đến nay đã giảm 46% lực lượng các đội quản lý và cũng trong năm 2019, chúng tôi cũng lập đề án và sẽ thành lập 19 Cục quản lý thị trường liên tỉnh như vậy không phải lực lượng nào cũng có Cục quản lý thị trường. Như vậy sẽ có 47 Cục quản lý thị trường theo vùng.

Năm 2018 và đầu năm 2019, xét về số lượng đã phát hiện tới hơn 141.000 vụ buôn lậu gian lận thương mại và xử lý hơn 82.000 vụ và thu hơn 430 tỷ đồng. Nhiều số lượng dẫn chứng cho thấy lực lượng thị trường đã làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao theo hướng chính quy theo ngành dọc và xử lý các vụ việc buôn lậu liên tỉnh, liên khu vực.

15:51 Ngày 06/11/2019

Các Bộ cùng rà soát lại lỗ hổng trong chính sách nhập khẩu sản phẩm có phần mềm điện tử "đường lưỡi bò".

Liên quan đến sản phẩm điện tử của ô tô có liên quan đường lưỡi bò, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Đây là lần đầu tiên có tình trạng ô tô có sử dụng phần mềm chứa đường lưỡi bò tham gia triển lãm. Bộ Công Thương đã rà soát lại và phối hợp với Tổng cục Hải quan, tịch thu ô tô triển lãm để quản lý chặt chẽ hơn. Đối với đơn vị khác có nhập xe mà có phần mềm về bản đồ đường lưỡi bò thì rà soát và tạm dừng giấy phép nhập xe và các bộ rà soát lại lỗ hổng trong chính sách với hoạt động nhập khẩu này.

15:30 Ngày 06/11/2019

Quốc hội giải lao

Đúng 15  giờ 30 phút, Quốc hội giải lao. Sau  giờ giải lao, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ tiếp tục trả lời chất vấn. 

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) trao đổi về các vấn đề quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương

 

15:27 Ngày 06/11/2019

Bộ trưởng có trách nhiệm gì khi phê duyệt xây dựng 87 nhà máy điện mặt trời?

Trước giờ giải lao, các đại biểu liên tục đưa các câu hỏi chất vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng và Bộ Công Thương.

Đại biểu Nguyễn Thành Công (Ninh Bình): Gần đây một số tập đoàn, công ty nước ngoài sản xuất công nghiệp ô tô, khi thấy thị trường tăng trưởng lớn, đủ tốt đã gây sức ép các doanh nghiệp để đòi nhượng lại khi họ đang làm tốt. Trách nhiệm của Bộ về vấn đề này như thế nào? Và làm thế nào để ngăn chặn hành động này?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Ngàn Phương Loan chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn): Theo quy định pháp luật, người tiêu dùng có 8 quyền lợi cơ bản trong đó cung cấp thông tin. Hiện nay kinh doanh online đang hoạt động khá nhiều, thậm chí có tình trạng lừa dối người tiêu dùng. Bộ Công Thương có biện pháp nào để chấn chỉnh tình trạng này?.

Đại biểu Nguyễn Xuân Tuấn (Ninh Bình): Việc sử dụng điện mặt trời quá nhiều trong thời gian vừa qua dẫn tới quá tải lưới điện quốc gia. Trách nhiệm Bộ trưởng khi phê duyệt xây dựng 87 nhà máy này? Bộ trưởng cho biết, khi phê duyệt, Tập đoàn điện lực có báo cáo khả năng quá tải của 87 nhà máy này hay không?

Đại biểu Dương Tấn Quân (Vũng Tàu): Bán hàng đa cấp biến tướng ảnh hưởng người dân. Thực trạng và nguyên nhân giải pháp khắc phục đảm bảo quyền lợi người dân. Phát triển nguồn điện còn nhiều khó khăn, có nguy cơ thiếu điện trong tương lai. Chính phủ có giải pháp căn cơ nào để đủ điện phục vụ nhu cầu người dân.

15:26 Ngày 06/11/2019

Trách nhiệm của Bộ Công Thương ở đâu trong các sản phẩm có "đường lưỡi bò"?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hoà phát biểu tranh luận. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chất vấn: Hiện nay, có tình trạng cài cắm đường lươi bò vào bán các sản phẩm, một số đã bán tới người tiêu dùng, rất nguy hại. Bộ trưởng nói rõ trách nhiệm về vấn đề này và giải quyết ra sao với những sản phẩm đã bị bán ra thị trường?

 Tình hình sản xuất hàng gian, giả diễn biến phức tạp khó lường. Hàng hóa Trung Quốc nhãn mác Việt Nam tràn lan thị trường. Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này là gì?

15:20 Ngày 06/11/2019

Dự án cung cấp điện nông thôn tiếp tục thực hiện từ năm 2021 - 2025

Nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vì sao dự án cung cấp điện nông thôn từ nhiều năm đến nay vẫn chậm chễ, giải pháp nào để đẩy nhanh dự án và các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa?

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời chất vấn các vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, dự án cung cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia cho 1.000 hộ dân của 19 xã và trạm bơm tại 63 tỉnh thành phố... có tổng vốn đầu tư gần 30.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay của các ngân hàng, tổ chức quốc tế khoảng 24.000 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng trong nước. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, trần nợ công trong nước tăng cao, nên dự án này không được Chính phủ tiếp tục bố trí vốn. Hiện, tổng cộng chỉ có khoảng 28% khối lượng dự án được thực hiện. Vì vậy, giải pháp thúc đẩy dự án triển khai nhanh hiện nay là phải giảm an toàn nợ công, mới đủ điều kiện thực hiện tiếp, nhưng khả năng đến năm 2020 vẫn không kịp. Bộ Công Thương kiến nghi, dự án sẽ tiếp tục triển khai trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa đang gặp nhiều khó khăn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hiện đang được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, điều này tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp hiện nay không tận dụng được các cơ hội, tranh thủ ưu đãi của các quốc gia, nên hạn chế trong việc tiếp cận thị trường nhập khẩu, nhất là các mặt hàng như nhôm, dệt may, gỗ dán... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cố tình gian lận thương mại, bỏ qua vấn đề nguồn gốc xuất xứ, làm ảnh hưởng chung đến mục tiêu xuất khẩu. Giải pháp để hạn chế tình trạng này là các cơ quan chức năng phải tập trung đấu tranh, xử lý, loại bỏ và kiểm soát chặt tình trạng trên; đồng thời, tăng cường hợp tác song phương với các quốc gia nhập khẩu để gia tăng phòng hộ thương mại.

15:20 Ngày 06/11/2019

Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như thế nào?

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) chất vấn: Rút kinh nghiệm chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô. Bộ trưởng cho biết việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt, cơ khí, nông nghiệp… đang thực hiện ra sao. Chúng ta có hệ thống không khí phát triển rộng từ khắp đô thị, đường sắt Bắc Nam. Hoặc ở vùng biển, chúng ta không chỉ đánh bắt hải sản mà còn phải hướng tới phát triển kinh tế biển… Đây là những vấn đề mà Trung Quốc đang thực hiện. Nếu không thực hiện sớm thì sẽ nhường sân cho Trung Quốc. Bộ trưởng cho biết về thực trạng này và hướng giải pháp của Bộ và các ngành liên quan ra sao?

15:19 Ngày 06/11/2019

Giải pháp nào với vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng?

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) chất vấn: Tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, mỹ phẩm… làm ảnh hưởng sức khỏe của cộng đồng, gây mất an ninh và an toàn. Giải pháp của Bộ trưởng trước vấn đề này?. Đồng thời, Bộ trưởng có thể nêu trách nhiệm Bộ trưởng và cơ quan có liên quan?

15:06 Ngày 06/11/2019

Công tác quản lý, điều tiết điện lực và quy hoạch nhà máy điện được nhiều đại biểu quan tâm

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Phương Thị Thanh chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Cạn): Dự án đưa điện về vùng nông thôn miền núi chưa đạt được tiến độ đề ra, còn chậm. Nguyên nhân và giải pháp của tình trạng này là gì thưa Bộ trưởng?

Tình trạng doanh nghiệp lợi dụng nhãn mãc hàng Việt Nam được cảnh báo từ lâu nhưng chậm phát hiện và chưa xử lý. Trách nhiệm quản lý nhà nước ở lĩnh vực này ra sao?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Lê Thu Hà chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai): Quy hoạch điện 7 có ý nghĩa gì? Khi thực tế công suất điện đã vượt 9 lần so với quy hoạch ban đầu. Trong khi đó, còn 210 dự án đang còn chờ phê duyệt. Bộ trưởng đánh ra sao về những so sánh giá thành sản xuất, giá mua khi khai thác nguồn năng lượng này?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Đôn Tuấn Phong chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Đinh Tuấn Phong (An Giang): Quy trình thủ tục xây dựng quy hoạch năng lượng xanh thời gian qua đã minh bạch cho các nhà đầu tư hay chưa. Sẽ có chính sách gì cho lĩnh vực này?

Về hiệu lực, hiệu quả của việc săp xếp lại quản lý thị trường, việc đó có thực sự giúp tinh gọn bộ máy hay không?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh): Đai biểu Hà Tĩnh nhiều lần nhắc lại việc dừng khai thác mỏ sắt. Vậy lúc nào Bộ trưởng tham mưu cho Chính phủ dừng dự án này.

Câu hỏi này Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Công thương, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời.

Đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước): Hoạt động xuất khẩu của nước ta đã và đang đối mặt với khó khăn thách thức nào. Theo Bộ trưởng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nào để giải quyết tình trạng này.

15:00 Ngày 06/11/2019

Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ nhất và triển khai nhóm vấn đề thứ hai. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Vấn đề thứ 2 của phiên chất vấn thuộc lĩnh vực công thương là: Công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Phát triển, ứng dụng cơ khí chế tạo trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.  

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo trước Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

14:59 Ngày 06/11/2019

Trong 10 tháng năm 2019 có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chú thích ảnh
14:50 Ngày 06/11/2019

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tổng kết nội dung chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất

Nhận xét về nội dung chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề về nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Đã có 43 đại biểu đăng ký chất vấn, 14 đại biểu đăng ký tranh luận. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, các bộ trưởng Y tế, Kế hoạch Đầu tư, Tài nguyên Môi trường, Công an... đã trả lời thể hiện sự nắm bắt sát các vấn đề, có số liệu, dẫn chứng thuyết phục, chỉ rõ được các nguyên nhân chủ quan và khách quan, đưa ra được giải pháp cho các vấn đề. 

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ nhất. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn là nội dung luôn được Quốc hội quan tâm. Thời gian qua lĩnh vực này đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên từ thực tế vẫn cần tiếp tục triển khai quyết liệt.

Các nội dung được chất vấn lần này là các nội dung cốt lõi, liên quan trực tiếp tới dời sống, sinh kế của người dân,  ngành Nông nghiệp và các ngành liên quan cần tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giải quyêt tốt các vấn đề còn tồn tại hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ phong trào xây dựng nông thôn mới, tới kiểm soát dịch bệnh, đánh bắt xa bờ... tới tiêu thụ nông sản, cải tạo hệ thống cảng cá... Rất nhiều vấn đề trong ngành cần được Bộ trưởng tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

14:38 Ngày 06/11/2019

Trách nhiệm và các giải pháp của Chỉnh phủ đối với phát triển ngành thủy sản

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tiếp tục chương trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã trả lời chất vấn về các giải pháp phát triển ngành thủy sản Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn nhiều nội dung liên quan đến ngành Nông nghiệp nông thôn và liên quan Chính phủ.

Phó Thủ tướng đã tiếp thu những vấn đề mà đại biểu quan tâm và làm rõ thêm những vấn đề mà ngành thuỷ sản phát triển hơn trong giai đoạn mới.

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ sản. Năm 2018 tổng sản lượng thuỷ sản 7,7 triệu tấn. Với kết quả như vậy Việt Nam là một trong những quốc gia có sản phẩm thủy sản đứng đầu thế giới. Tạo ra nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt ngư dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản vẫn còn nhiều tồn tại và đứng trước khó khăn, thách thức như đại biểu Quốc hội nêu, như: Cơ cấu chưa hợp lý, đầu tư còn lạc hậu, thiếu đồng bộ; Tổ chức sản xuất ngành thuỷ sản chưa tốt ảnh hưởng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản; Bảo vệ nguồn thuỷ sản chưa được chú trọng. Vốn đầu tư hạ tầng thuỷ sản còn khó khăn; Về chính sách còn bất cập đặc biệt đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài còn diễn ra.

Theo Phó Thủ tướng, để ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển bền vững trong giai đoạn mới, ngành thuỷ sản cần được phát triển thành ngành hàng. Cần khắc phục những tồn tại khó khăn, phát triển bền vững và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân.  Cụ thể: 

Tập trung tái cấu trúc ngành thuỷ sản trên cơ sở đánh giá, gắn cấu trúc phát triển thuỷ sản với từng vùng, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn cấu trúc thuỷ sản theo chuỗi giá trị đảm bảo sản xuất, chế biến, bảo quản… nâng cao hiệu quả sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Chuyển từ nuôi trồng sang công nghiệp hoá ngành thuỷ sản.

Hiện đại hóa quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Tái cấu trúc thuỷ sản gắn với bảo vệ môi trường. Tái cấu trúc chuyển mạnh nuôi trồng trên biển, Chính phủ coi đây là nhiệm vụ đột phát trong giai đoạn mới.

Thực hiện Nghị quyết 36 về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam. Chuyển từ khu vực đánh bắt sang nuôi trồng thuỷ sản. Trên cơ sở tái cấu trúc thuỷ sản, Chính phủ chỉ đạo bổ sung lập mới các quy hoạch, đẩy nhanh kế hoạch sử dụng biển. Trong đó xác định đầy đủ khu vực biển, đảo tiềm năng và khai thác và nuôi biển. Từ đó đầu tư khai thác và nuôi biển. Quy hoạch gắn với điều tra, khai thác thuỷ sản phù hợp với nguồn lợi của Việt Nam.

Cùng đó xây dựng chiến lược phát triển thuỷ sản từ 2021 - 2030 tầm nhìn 2045 giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì. Quy hoạch hạ tầng thuỷ sản, trong đó có giao thông, thuỷ lợi, thông tin truyền thông, các khu vực nuôi trồng thuỷ sản trên biển, trên cạn…

Thực hiện quy hoạch từng năm 2021 - 2025. Xây dựng cụ thể các dự án, các nhiệm vụ ưu tiên, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển. Đầu tư dự án hạ tầng cấp thiết, các dự án hạ tầng, nuôi trồng thuỷ sản, tập trung duyên hải và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Huy động nguồn vốn xã hội, trong đó có nguồn vốn của người dân. Bổ sung phát triển ngành thuỷ sản.

Thủ tướng Chính phủ tổng kết Nghị định 67/CP đánh giá nội dung những vấn đề chưa phù hợp. Xây dựng chế độ khuyến khích các chính sách ứng dụng đổi mới khoa học công nghệ trong phát triển thủy sản.  

Tăng cường khai thác chế biển thuỷ hải sản, đầu tư hạ tầng đối với ngành thuỷ sản, các dự án đóng mới tàu thuyền cũng như kiểm soát chất lượng thuỷ sản. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Phân định vùng đặc quyền kinh tế, có những tàu đại dương. Huy động các nguồn vốn, trang bị hợp tác quốc tế trong hợp tác khoa học. Giải quyết dứt điểm các tàu thuyền vi phạm đánh bắt cá trái phép.

14:34 Ngày 06/11/2019

Đại tướng Tô lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tham gia trả lời chất vấn

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn và giải trình làm rõ thêm những nội dung thuộc nhóm vấn đề thứ nhất. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, về hành vi vi phạm trong đóng tầu cho ngư dân theo Nghị định 67/CP, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố vụ án vào ngày 16/8/2018 và quá trình điều tra đến ngày 9/1/2019 đã có kết luận số 03 của cơ quan an ninh điều tra kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tốt. Hiện, vụ án đang chuẩn bị đưa ra xét xử.

14:29 Ngày 06/11/2019

Sản xuất làng nghề không xung đột với môi trường

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tham gia trả lời chất vấn, Bộ  trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần  Hồng Hà đã nhấn mạnh việc bảo đảm môi trường song song với phát triển làng nghề; vấn đề về quỹ đất nông nghiệp; xử lý lợn bệnh khi tiêu hủy.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hợp tác với Viện Hàn lâm KHCN để tìm kiếm các giải pháp, khi có kết quả sẽ công bố. 

14:23 Ngày 06/11/2019

Ngành Nông nghiệp cần nhiều giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng hàng nông sản

Nhiều đại biểu Quốc hội tiếp tục đặt vấn đề trách nhiệm khắc phục của Bộ trưởng như thế nào trong việc để chất lượng hàng hóa nông sản trôi nổi, khó kiểm soát; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, rủi ro, được mùa mất giá, được giá mất mùa và khó cạnh tranh trên thị trường. Giải pháp của ngành Nông nghiệp tới đây kiểm soát và cải thiện ra sao?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hôi tỉnh Thanh Hoá Mai Sỹ Diến chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Mai Sĩ Diến (Thanh Hóa): Chất lượng hàng hóa nông sản thủy sản được cải thiện chưa đồng đều, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm còn hạn chế, chưa kiểm soát chặt chẽ, trách nhiệm của Bộ trong việc chỉ đạo khắc phục những hạn chế nêu trên và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để từng bước nâng cao hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường nội địa của Việt Nam? Việc chôn lấp hàng chục triệu con lợn bệnh chết chưa đúng quy cách, vội vàng và sơ sài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết số lượng chôn lấp như trên trong thời gian ngắn có ô nhiễm môi trường không? Trách nhiệm trong việc chỉ đạo hướng dẫn?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh Huỳnh Thanh Phương chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh): Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn thách thức nhất là khi Việt Nam gia nhập những hiệp định tự do, đòi hỏi đáp những những tiêu chuẩn khắt khe về yêu cầu an toàn thực phẩm. Bộ trưởng có những định hướng gì giúp người nông dân nói chung và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp nói riêng tiêu thụ được sản phẩm mình làm ra, hạn chế thấp nhất rủi ro?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hôi tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Tạo chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nêu ví dụ: Nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với đời sống người dân từ lâu đời, tuy nhiên bà con vẫn còn nhiều tâm tư và trăn trở về định hướng phát triển bền vững để tạo ra sảm phẩm đáp ứng yêu cầu cao của thị trường? Giải pháp căn cơ của Bộ trưởng trong thời gian tới?

14:22 Ngày 06/11/2019

Sản xuất nông nghiệp nói không với hóa chất độc hại

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong phần chất vấn trước giờ nghỉ trưa, đại biểu Quốc hội đã đặt các câu hỏi về giải pháp kiểm soát các loại hóa chất độc hại, trước việc nhiều địa phương hiện nay sử dụng lượng lớn các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học độc hại trong thời gian dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng sinh học trong tự nhiên do thuốc tiêu diệt các loài thiên địch có ích trên đất canh tác và để lại dư lượng trong nông sản tiêu dùng hàng ngày.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan kiểm soát chặt tại gốc việc nhập khẩu các loại thuốc trừ sâu, thuốc sinh học, nhằm hạn chế chất hóa học tồn dư lâu dài trên các diện tích canh tác; tăng cường nhân rộng các mô hình sản xuất sạch IBM và tập trung sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp, mục tiêu cuối cùng là "nói không với hóa chất độc hại".

14:10 Ngày 06/11/2019

Đưa tơ sen vào OCOP

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời ý kiến của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) về những ứng dụng của cây sen, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hoan nghênh ý tưởng sáng tạo này, đề nghị đưa sản xuất tơ sen vào OCOP  và vào chương trình nông thôn mới, phát triển vùng trồng sen kết hợp với du lịch, tận dụng những vùng nước trũng. 

14:05 Ngày 06/11/2019

Cần quan tâm đến chuỗi sản xuất mía đường

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Hiện nay ngành mía đường của ta gặp rất nhiều khó khăn, cho nên ngành mía đường cần một giải pháp căn cơ. Trước đây, mục tiêu của chúng ta đặt ra 1 triệu tấn đường là rất khó khăn.  

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trên diện tích 250.000 ha mía đường trên cả nước với năng suất 66 tấn/ha chúng ta đã có 17 triệu tấn mía đường, cơ bản hoàn thành mục tiêu 1 triệu tấn đường. Song hiện nay cạnh tranh khó khăn, xu hướng thế giới là thừa đường cho nên vấn đề tiêu thụ đường rất khó khăn, người nông dân của ta gặp khó khăn do giá mía chỉ có 800 - 900 đồng/kg. Giá đường trong nước cao nhưng người dân lại không tiêu thụ được mía, đây là một nghịch lý.  

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng giải pháp lâu dài tập trung vào các khâu với 3 hệ thống:

Một là về giống. Cần phủ kín 100% diện tích diện tích trồng mía với giống mía cho năng suất cao, ít nhất năng suất 100 tấn/ha mới cạnh tranh được.

Hai là cơ cấu lại các nhà máy đường. Hiện chúng ta có 41 nhà máy với công suất 2 triệu tấn đường. Số nhà máy có công suất 6-8 triệu tấn rất hiếm. Những nhà máy công suất nhỏ cần liên doanh liên kết để đủ năng lực cạnh tranh thành nhà máy công suất lớn mới cạnh tranh được.

Ba là chuỗi sản phẩm đường. Chúng ta cần tận dụng các sản phẩm phụ từ sản xuất đường. Trong các nhà máy sản xuất đường thải ra 4 triệu tấn bã mía. Nếu áp dụng công nghệ trồng nấm thì 4 triệu tấn bã mía này là nguồn nguyên liệu dồi dào. Bên cạnh đó có 7 triệu tấn rỉ đường làm thức ăn giá xúc thì rất tốt, không lãng phí. Ngoài ra còn có bùn thải và xỉ mía đường hiện ta đang để phí.  

Song song với đó là chính sách ngăn chăn nạn buôn lậu để giữ ngành đường đảm bảo sinh kế của người dân. Cần đi vào phân khúc trong ngành sản xuất mía đường.

14:00 Ngày 06/11/2019

Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn chiều 6/11

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì điều hành chất vấn. Chủ tịch Quốc hội thông báo, sau phần chất vấn nhóm vấn đề về nông nghiệp và phát triển nông thôn,  trong chiều nay Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương.

13:55 Ngày 06/11/2019

Cần quan tâm đến việc quy hoạch điện năng lượng tái tạo

Bên hành lang Quốc hội chiều 6/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Tạ Văn Hạ cho biết: Ông quan tâm đến vấn đề công thương và sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về vấn đề điện năng lượng tái tạo.

Chú thích ảnh

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, hiện nay việc phát triển điện năng lượng tái tạo theo hướng tương đối mạnh nhưng vấn đề quy hoạch cho vấn đề này Bộ Công Thương xử lý như thế nào. Kể cả vấn đề phát triển năng lượng điện mặt trời, sau này những tấm năng lượng đó hết hiệu quả thì xử lý rác thải đó như thế nào thì cũng cần phải đặt ra.

Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, việc chất vấn và trả lời các vấn đề cần thẳng thắn, trực tiếp; các nguyên nhân cần phận định rõ đâu là phần trách nhiệm của ngành, đâu là phần trách nhiệm của Bộ trưởng. Ngoai làm rõ trách nhiệm của bộ, ngành, của Chính phủ, vai trò của các Bộ trưởng là rất quan trọng. 

13:50 Ngày 06/11/2019

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) nhận định về ngày chất vấn đầu tiên

 

11:30 Ngày 06/11/2019

Kết thúc phiên chất vấn sáng 6/11, còn 10 ý kiến chờ được trả lời

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đúng 11 giờ 30 phút, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tổng kết: Buổi chất vấn đầu tiên đã diễn ra với 37 đại biểu đăng ký chất vấn, 13 đại biểu tranh luận. Có 27 ý kiến đã được trả lời.

Chiều nay, từ 14 giờ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ tiếp tục trả lời 10 ý kiến chất vấn và 2 ý kiến tranh luận. Các thành viên Chính phủ và đại diện các bộ ngành cũng sẽ tham gia trả lời chất vấn của đại biểu về các vấn đề liên quan.

11:07 Ngày 06/11/2019

Giải pháp cho nguồn thịt lợn phục vụ tết Nguyên đán

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí (thành phố Hà Nội), Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời: Sau khi xảy ra dịch tả lợn, đầu tháng 3/2019, Bộ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc, yêu cầu giải pháp, tập trung sản xuất tăng cường gia cầm, thủy sản. Bộ xác định về nguyên tắc an toàn dịch bệnh, về sản xuất chuỗi, về thị trường và phải cân đối tổng thể. Kết quả của 9 tháng đầu năm là gia cầm tăng 12% sản lượng, 13 tỷ quả trứng; sản lượng thủy sản tăng 6,5%; đại gia súc tăng hơn 4%. Bằng sự gia tăng đó, chúng ta không để khủng hoảng thiếu thực phẩm như Trung Quốc. Chủ trương là sau khi giảm đáy tình hình dịch bệnh, có mô hình quản trị, Bộ đã yêu cầu tỉnh, doanh nghiệp lớn,  nơi nào đã đảm bảo an toàn thì tập trung tăng đàn. Vừa rồi họp 13 doanh nghiệp đầu đàn tập trung cam kết, khi phát triển tái đàn tối đa nhưng đảm bảo an toàn.

10:58 Ngày 06/11/2019

Giải pháp nào để bù lượng thịt lợn sau dịch?

Các ý kiến đại biểu tập trung nhiều vào giải pháp tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi, cũng  nhằm ổn định thị trường thịt lợn phục vụ tết Nguyên Đán.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội): Hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản mấy năm qua rất khởi sắc, kết quả trong năm 2019 và những kinh nghiệm rút ra để có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn hoạt động xuất khẩu trong những năm tới. Về vấn đề thiếu hụt thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi vừa qua, Bộ đã có biện pháp gì để bù lại lượng thịt thiếu hụt, và kết hoạch chuẩn bị thịt lợn cho nhân dân ytrong dịp Tết Nguyên đán tới đây?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Vũ Thị Lưu Mai chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội): Những năm qua việc đầu tư nguồn lực cho các công trình thủy lợi luôn là trọng tâm ưu tiên. Tuy nhiên tình trạng hạn hán lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng trên là gì và giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc đầu tư công cho các công trình thủy lợi?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Kim Thuý chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Quan điểm của Bộ trưởng về phát triển những công ty, tập đoàn đánh bắt thủy hải sản theo hướng hiện đại và bảo vệ trước tình trạng cướp biển? Nếu Bộ trưởng ủng hộ thì bao giờ có thể triển khai? Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ khi để xảy ra tình trạng dịch tả lợn châu Phi vừa qua? Giải pháp gì để tái đàn lợn sau dịch? Để tiết kiệm tài nguyên đất và đảm bảo an ninh lương thực, Bộ trưởng có giải pháp gì để hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện nay?

10:23 Ngày 06/11/2019

Hàng loạt chất vấn về tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hoà phát biểu tranh luận. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) hỏi: Cử tri phản ánh thị trường nông sản hiện nay rất mù mờ, kể cả cấp vĩ mô ở thị trường Trung Quốc. Tình trạng năm nào cũng không thừa loại này cũng thừa loại khác, nông dân đến mùa lại đổ xô đi bán sản phẩm giá nào cũng bán. Bộ Nông nghiệp đã có cục chế biến, nhưng đâu vẫn hoàn đấy, sao vẫn để xảy ra tình trạng này?

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam): Khó khăn vướng mắc trong thương mại nông sản giữa Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam-Trung Quốc, giải pháp của Bộ trưởng trong thời gian tới?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Bùi Thanh Tùng phát biểu tranh luận. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng): Bên cạnh những kết quả đáng tự hào, những khó khăn thách thức lớn nhất hiện nay của chương trình nông thôn mới là gì, những giải pháp nào để tham mưu cho chính phủ? Nút thắt nào là nút thắt hay rào cản cơ bản trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu KHCN và chuyển chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp? Giải pháp của Bộ?

10:00 Ngày 06/11/2019

Ngành Chăn nuôi bảo vệ nghiêm ngặt được tổng đàn 109.000 con lợn hạt nhân để gây giống

Đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) về dịch tả lợn châu Phi có diễn biến phức tạp, lây lan diện rộng khắp các tỉnh, thành phố, kéo dài, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, đời sống và môi trường chăn nuôi, mặc dù Bộ có nhiều giải pháp, nhưng vẫn nặng tính phong trào, cách phòng chống xử lý dịch bệnh chưa đồng bộ… Vậy, Bộ đánh giá vấn đề này như thế nào và có giải pháp mạnh mẽ nào để sớm chấm dứt tình trạng này? Đại biểu Sần Sín Sỉnh (Lào Cai) cũng đặt vấn đề: Bộ có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tái đàn?..

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn châu Phi đến nay đã gây thiệt hại lớn cho môi trường nông nghiệp nông thôn, môi trường chăn nuôi, là dịch bệnh lịch sử của ngành chăn nuôi Việt Nam và thế giới về tác hại, với tỷ lệ nhiễm bệnh gây chết trên lợn là 100%. Cả 100 năm nay vẫn chưa có vắc xin phòng chữa, với 28 quốc gia bị ảnh hưởng an ninh thực phẩm và khiến 30% đàn lợn thế giới bị dịch chết. Có thể nói, dịch tả lợn châu Phi đã gây ra khủng hoảng thực phẩm thế giới thời gian qua.

Tại Việt Nam, ngay từ khi xuất hiện dịch tháng 8/2018, các cơ quan liên quan đã ban hành 60 văn bản để hướng dẫn bà con nông dân các địa phương phòng chống dịch bệnh; đồng thời, đã có kịch bản ứng phó thiệt hại cho nhà nông. Tuy nhiên, với diễn biến như trên, các ổ dịch đã bùng phát, lan rộng nhanh chóng, với 5,7 triệu con bị nhiễm bệnh, bằng 5.8% tổng đàn bị thiệt hại.

Trước thực tế này, cả hệ thống chính trị xã hội dã vào cuộc để tập trung ứng phó quyết liệt, ngăn chặn ổ dịch bùng phát, lãnh đạo các địa phương có dịch cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm xử lý nếu để dịch bệnh tiếp tục lan rộng. Nhờ vậy, đến nay, 85% số xã bị nhiễm dịch bệnh trước đây đã khống chế thành công, không để dịch bệnh quay lại. Đây có thể nói là thành công nhờ nỗ lực lớn của cả nước. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã kịp thời có những chính sách chủ động ngăn dịch bệnh trên diện rộng như: Hỗ trợ 70% giá thành lợn, hỗ trợ 500.000 đồng/con để bà cong nông dân tái đàn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng đinh, đến thời điểm này, có thể nói, Việt Nam đã triển khai dập dịch bệnh tốt so với nhiều quốc gia trên thế giới, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất cho người dân và đảm bảo an ninh thực phẩm. Điều này thể hiện qua việc, các địa phương đã bảo vệ nghiêm ngặt được tổng đàn 109.000 con lợn hạt nhân để phát triển tổng đàn thời gian tới; các doanh nghiệp chăn nuôi cũng đã đảm bảo an toàn được tổng đàn hiện có nhờ tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống. Tới đây, Luật Chăn nuôi và các văn bản dưới luật liên quan được ban hành sẽ tiếp tục góp phần giúp bà con phát triển ngành Chăn nuôi bền vững hơn.

09:50 Ngày 06/11/2019

Cơ cấu lại, chế biến và thị trường - ba giải pháp cho tiêu thụ nông sản

Trở lại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời các câu hỏi và tranh luận về các giải pháp cho tiêu thụ nhóm những cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, ca cao. Bộ trưởng lưu ý tới các giải pháp: Rà soát lại cây trồng để đảm bảo không mở rộng sản xuất nhưng chất lượng cao; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi sản xuất ở khâu chế biến; huy động các giải pháp kỹ thuật. "Cân đối sản lượng - chất lượng, đầu tư cho chế biến, tập trung về thị trường là các hướng căn cơ" - Bộ trưởng khẳng định.

09:32 Ngày 06/11/2019

Phiên chất vấn bao giờ cũng được trông chờ nhất

Theo Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh, trong 4 nhóm vấn đề Quốc hội lựa chọn chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 này là những vấn đề được cử tri rất quan tâm.  

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh trả lời phóng viên báo Tin tức. Ảnh: Tạ Nguyên

Đại biểu Lý Tiết Hạnh cho biết: “Kỳ họp này, tôi rất quan tâm đến phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, vì vậy trước đó tôi đã cố gắng lắng nghe ý kiến cử tri, tổng kết tình hình, nhất là những phiên thảo luận sôi nổi vừa qua trên hội trường để có thể tham gia phiên chất vấn này”.

“Tôi kỳ vọng các Bộ trưởng với tinh thần trách nhiệm cao có thể làm hài lòng các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Đây là cơ hội để cử tri bày tỏ, trao đổi sâu những vấn đề còn tồn tại, với lãnh đạo các Bộ ngành cũng là dịp trả lời trực tiếp, thẳng thắn những vấn đề người dân quan tâm”, đại biểu tỉnh Bình Định nói.

09:30 Ngày 06/11/2019

Đúng 9 giờ 30 phút, Quốc hội giải lao

Chú thích ảnh
Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chú thích ảnh
 Phóng viên phỏng vấn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Tạ Văn Hạ bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

 

09:15 Ngày 06/11/2019

Ngành y tế đã nỗ lực để bảo đảm chính sách cho người dân khu vực nông thôn

Trả lời trước Quốc hội về chính sách y tế cho người dân khu vực nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Mặc dù chúng ta đã đạt mục tiêu thiên niên kỷ, cũng như chỉ tiêu nông thôn mới đã đạt về trạm y tế xã đạt chuẩn, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân,  nhưng cũng là những vấn đề cần đánh giá.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình làm rõ thêm những nội dung thuộc nhóm vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thời gian qua ngành y tế đã nỗ lực nhiêu giải pháp đồng bộ. Thứ nhất là về chuyên môn, thứ 2 nhân lực y tế, thứ 3 là cơ sở hạ tầng, thứ tư là tài chính.  

Về chuyên môn kỹ thuật, ngành y đã chuyển giao kỹ thuật từ trung ương tới địa phương, tuyến tỉnh, huyện và gần đây tuyến xã. Nhiều bệnh viện tuyến huyện thực hiện kỹ thuật cao không chuyển lên trên, giúp cho bệnh nhân được hưởng thụ dịch vụ tại chỗ. Chúng ta đã đào tạo được hệ thống bác sĩ gia đình cho gần hết trạm y tế xã, đặc biệt vùng sâu, vùng xa tham gia đề án này. Tuy nhiên, để cải thiện thì cần thời gian.  

Về nhân lực, chúng ta có chính sách đào tạo cử tuyển, từ rất lâu. Gần đây, Bộ Y tế có đề án theo hướng vận dụng kinh nghiệm nước ngoài  chọn các bác sĩ loại giỏi, loại khá, sau 6 năm đào tạo chuyên khoa về 61 huyện nghèo trong cả nước. Khi các bác sĩ này về có thể mổ, có bác sĩ thực hiện tới 1.000 ca/năm. Ở những huyện như Mường Tè, Mù Cang Chải, điều này giải quyết nhiều cho  nhu cầu điều trị của người dân. Những bác sĩ này được nhận làm việc ngày từ đầu, nhưng phải nghĩa vụ 3 năm ở những vùng sâu, vùng xa.

Chúng tôi có phụ cấp với những cán bộ công tác ở những vùng sâu, vùng khó nông thôn mới. Đó là 80% lương theo Nghị định 64. Chúng tôi cũng mong muốn có nhiều hơn nhưng qũy của Bộ Tài chính chỉ có thế. Y tế thôn bản được phụ cấp 1 ngày lương cơ bản, so với thành thị thì chỉ có 1 nửa.

Thứ hai là cô đỡ thôn bản được hưởng nửa số lương đã giúp đỡ rất nhiều cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất, vùng sâu xa là vùng hưởng rất nhiều trái phiếu để xây dựng bệnh viện huyện hiện đại. Trạm y tế xã được hưởng nhiều dự án ODA không hoàn lại của EU.

Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng 2 ODA được hưởng ưu đãi của ngân hàng ADB để xây dựng gần 2.000 trạm y tế ở những tỉnh khó khăn theo mô hình gia đình, theo mô hình quốc tế. Chúng tôi đang triển khai 26 trạm mẫu, sắp tới khai trương làm mẫu cho cả nước.  

Về tài chính, có 2 chỉ số bảo hiểm y tế toàn dân đạt vượt mức. Riêng vùng sâu vùng xa, nhà nước mua toàn bộ mua bảo hiểm cho những người nghèo, cận nghèo, cận chính sách, tỷ lệ bảo hiểm đạt 100%. Người dân đến khám được chi trả 100 %.

Với người nghèo hầu như không phải chi trả các dịch vụ y tế, ngành y tế đang xây dựng chính sách cho vùng sâu, vùng xa. Từ trước giá dịch vụ là tính đúng, tính đủ, giúp cho các cơ sở y tế thu được nguồn thu đầy đủ, giúp giảm chi phí nâng cao thu nhập. Cùng đó với những đổi mới cơ chế tài chính, đặc biệt thái độ tỷ lệ hài lòng người dân đạt trên 80% với dịch vụ y tế. Chúng tôi thực hiện Đề án 2348 với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, với thời gian không xa, chất lượng chênh lệch giữa vùng khó khăn và thành thị dần dần được cải thiện nhưng có thời gian.

09:04 Ngày 06/11/2019

Làm gì để việc chống dịch tả lợn không còn nặng tính phong trào?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Sơn chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) hỏi: Dịch tả lợn diễn biến phức tạp, lây lan diện rộng khắp các tỉnh thành, kéo dài, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, đời sống và môi trường chăn nuôi. Bộ có nhiều giải pháp nhưng vẫn nặng tính phong trào, cách phòng chống xử lý dịch bệnh chưa đồng bộ…tác động xấu đến môi trường sản xuất và môi trường chăn nuôi. Bộ đánh giá vấn đề này như thế nào và có giải pháp mạnh mẽ nào để sớm chấm dứt tình trạng này? 

08:52 Ngày 06/11/2019

Khuyến khích ngư dân đóng mới tàu để vươn khơi khai thác thủy sản

Trả lời đại biểu xung quanh việc triển khai Nghị định 67/CP, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sự ra đời của Nghị định này từ năm 2014 trong bối cảnh khuyến khích ngư dân bám biển, phát triển kinh tế cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng - an ninh.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thời điểm năm 2014 vấn đề diễn biến trên biển Đông rất phức tạp. Nghị định 67/CP bao gồm 5 nội dung lớn như: Hỗ trợ khuyến khích bảo hiểm để thuyền viên ra khơi yên tâm; hỗ trợ trang thiết bị tàu, ngư cụ, các phương tiện đánh bắt để ngư dân yên tâm; hỗ trợ công tác hậu cần để có đủ nguyên liệu; hỗ trợ phát triển phương tiện mới (tàu theo NĐ 67).

Đến nay, chúng ta đã phát triển được 1.030 phương tiện với công suất lớn từ 800 mã lực trở lên bằng 3 loại vật liệu: sắt, composite, gỗ. Trong tổng số 1.030 tàu có 358 chiếc tàu sắt. Song tàu sắt lại có nhược điểm là phương tiện mới nên quá trình đóng còn xảy ra 40 tàu hỏng, trong đó có 21 tàu hỏng ở Bình Định.  

Câu chuyện ở đây hiện còn 55 tàu đóng theo Nghị định 67/CP nằm bờ không ra khơi được, do đánh bắt không hiệu quả bởi ngư trường quá tải; một số chủ tầu không có điều kiện hoạt động, rất muốn chuyển đổi, không hiệu quả nên không tích cực tham gia. Do vậy còn tồn tại hơn 30% tàu đến kỳ bảo dưỡng nhưng không đi bảo dưỡng.

Từ đó chúng ta thấy rằng cần tham mưu quyết sách, xác định tiềm năng ngư trường không khuyến khích nhiều nữa. Phương thức đầu tư tín dụng từng ấy năm qua bỏ ra không phù hợp nên phải thay đổi, tạo tâm lý, có cá biệt ỷ lại.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 17 thay đổi hẳn, tức là không khuyến khích mà ai có đủ điều kiện ra khơi, có tiềm lực thì tự đóng, thì đóng xong thì đuwocj hỗ trợ tối đa 35%, trị giá 6 - 8 tỷ đồng từng loại công suất.  

Từ năm 2018 đến nay đã có 40 chiếc làm theo phương án này. Tự người dân bỏ tiền, có đủ điều kiện mới khai thá hiệu quả. Đến nay có hơn 30 chiếc đóng xong đã đi vào hoạt động tốt.

Chính phủ chỉ đạo 28 tỉnh thành tổng kết Nghị định 67/CP, trong tháng 12 này phải làm xong, tổng kết 28 tỉnh để đưa ra quyết sách, dù sao vẫn phải hoàn thiện để khuyến khích ngư dân, cái nào không phù hợp thì loại bỏ.

08:43 Ngày 06/11/2019

Mục tiêu nông thôn mới phải là nâng cao đời sống người dân

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thị Yến chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) về nông thôn mới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Về nông thôn mới đang đặt ra câu hỏi bên cạnh mặt được thì việc gắn kết giữa sản xuất chuỗi giá trị trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn mất cân đối. Bên cạnh nhiều địa phương tích cực, coi sản xuất là thành tố chính trong phát triển nông thôn mới như tỉnh Sơn La, trong vòng 3 - 4 năm, chuyển đổi tăng gấp 3 lần diện tích cây ăn quả; thành lập hơn 800 hợp tác xã. Tỉnh Bắc Giang hình thành trục kinh tế của sản phẩm nông thôn, gắn kết với phát triển hạ tầng . Hay Đồng Tháp liên tục đột phá mới công nghệ, từ sản xuất lúa, câu ăn trái.

Tuy nhiên, cần phải phổ biến hơn, mục tiêu nông thôn mới phải là đời sống người dân, môi trường, đó là bản sắc của vùng miền giữ cốt cách Việt Nam. Những giải pháp sẽ được hiện thực hóa trong giai đoạn tới.

08:42 Ngày 06/11/2019

Hạn chế đánh bắt xa bờ, tập trung phát triển nghề nuôi biển lồng bè gần bờ

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về tình trạng khai thác thủy sản tại các địa phương hiện nay vô tội vạ, khiến thủy sản ngày càng giảm nguồn lợi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận thực tế: Sản lượng khai thác thủy sản tại các địa phương đang diễn ra tình trạng mất cân đối. Khối lượng thủy sản dự kiến có khoảng 4,7 triệu tấn, nhưng đã khai thác tới 3,1 triệu tấn; cả nước có tới trên 96.000 tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản, con số này quá đông, vượt tầm kiểm soát.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tới đây, hai giải pháp trọng tâm để phát triển bền vững thủy sản là: Tập trung vào giảm khai thác xa bờ, đẩy mạnh sản xuất chế biến và phát triển nghề nuôi biển lồng bè ven bờ, với khoảng 500.000 ha tiềm năng. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn chứng: Hiện nay Việt Nam thu được khoảng 650 triệu USD từ giá trị khai thác cá ngừ đại dương, nhưng nếu làm tốt khâu công nghệ chế biến và phát triển thị trường xuất khẩu song song với phát triển bền vững thị trường trong nước, thì chuỗi giá trị khai thác thủy sản còn mang lại lớn hơn.

08:29 Ngày 06/11/2019

Các giải pháp để tránh "mất mùa mất giá"

Trả lời chất vấn của đại biểu Ngô Thanh Danh về giải pháp để không còn tình trạng "được mùa mất giá", thậm chí "mất mùa mất giá", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Với 10 triệu ha canh tác, chúng ta đã có 45 triệu tấn lương thực cùng nhiều triệu tấn thịt, cá... như vậy sức sản xuất rất lớn. Bất cập nhất là trong chế biến và thúc đẩy thương mại.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Các giải pháp trước mắt là: Tập trung đầu tư cho chế biến; Tổng rà soát cây - con để thay thế cây - con kém năng xuất; Đầu tư cho thúc đẩy thương  mại, bán hàng. Bán hàng là số 1, tổ chức sản xuất không còn là số 1.."Các giải pháp này sẽ nhằm nâng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, vì sự phát triển bền vững", Bộ trưởng khẳng định.

08:28 Ngày 06/11/2019

Từ năm 2012, hợp tác xã nông nghiệp có tiến sĩ, thạc sĩ

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nêu câu hỏi: Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động khó khăn, mạng lưới thú y kiểm soát dịch bệnh. Luật hợp tác xã ra đời 2012, cho đến nay theo đại biểu đánh giá có hơn 30% số hợp tác xã hoạt động tốt, còn lại là chưa tốt, nguyên nhân tại đâu và đánh gía vấn đề như thế nào.?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Hợp tác xã là dạng hình kinh tế hết sức phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam trước mắt và lâu dài. Phù hợp với phát triển kinh tế không đều trên thế giới với nguyên tắc tự nguyện và vấn đề an sinh. Đất nước ta còn một bộ phận dân sống ở nông thôn rất cần dạng hình kinh tế này.

Chính vì thế, từ năm 2012 phải tuân thủ đúng là hợp tác xã kiểu mới chứ không phải là hợp tác xã đơn thuần. Sau hơn 5 năm triển khai, một tín hiệu đáng mừng là cho đến nay có 14.800 hợp tác xã. Trong đó có già nửa là hoạt động theo luật mới.

Quản trị kinh doanh có giám đốc trình độ tiến sĩ, thạc sĩ thì những hợp tác xã kiểu này từng bước trở thành hạt nhân lan tỏa rất tốt. Bộ phận còn lại là hợp tác xã cũ phải chuyển đổi phù hợp với luật mới. Cái này thừa nhận, có nơi chưa làm được, có nơi làm được, có nơi vẫn hình thức cũ, có nơi 3 - 5 dịch vụ. Hoạt động theo chuỗi và đến cùng, có một tỷ lệ có vấn đề. Một mặt khuyến khích những hợp tác xã mới thành lập đủ điểu kiện theo Luật năm 2012, một mặt quan tâm hơn nhóm chuyển đổi từ cũ sang mới để tiếp tục có những giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn.

Qua Nghị định 193 của Chính phủ, cố gắng từng địa phương bám vào hoạt động này. Ví dụ Hà Tĩnh là một địa phương có những tháo gỡ rất tốt. Trong thời gian rất ngắn ra được hơn 800 hợp tác xã. Chúng ta đã có mô hình, chủ trương, khuôn khổ, luật pháp, mong đại biểu cùng với địa phương, chung sức để phát triển loại hình kinh tế này.

 

08:25 Ngày 06/11/2019

Tái cơ cấu ngành thủy sản để phát triển bền vững

Trả lời các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết:

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp va Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Về đánh bắt cá hiện nay còn nặng về cổ truyền, truyền thống. Hiện nay tổng phương tiện có khoảng 96.000 phương tiện được đưa vào đánh bắt cá. Trong đó có 2.618 phương tiện rất hiện đại, có công suất từ 800 mã lực trở lên.

Những tàu khai thác hậu cần nghề cá là chủ trương lớn, ngư dân tham gia bỏ tiền ra đóng tàu. Đây là những phương tiện hiện đại so với các nước trong khu vực. Trang bị phù hợp với phương thức đánh bắt. Còn những phương tiện dưới 15m và 12m và 6m, đúng là phương tiện còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu quả kinh tế chưa cao, kể cả năng suất, hao hụt và hậu cần còn chưa đáp ứng.

Hiện nay đang từng bước tái cơ cấu ngành thủy sản để đáp ứng hướng phát triển bền vững.

 

08:21 Ngày 06/11/2019

Chỉ 30% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, giải pháp như thế nào?

Nhóm đại biểu chất vấn tiếp theo đặt các câu hỏi: 

Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) Nông thôn mới đã có những thành tưu, song còn đó vẫn còn nỗi lo lắng của người dân về việc biến đổi khí hậu thất thường, nguy cơ sạt lở đập hồ thủy lợi. Bộ trưởng có giải pháp gì?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Bùi Văn Xuyền chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) Hiện chỉ khoảng 30 % HTX hoạt động có hiệu quả, còn lại là khó khăn, Bộ trưởng cho ý kiến về vấn đề này? Mạng lưới cán bộ thú ý ở cơ sở đã bị tinh giảm, giải thể nhiều sau khi bàn hành luật thú y, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng phòng chống dịch bệnh vừa qua. Bộ trưởng có biết thực trạng này không và giải pháp?

08:20 Ngày 06/11/2019

Xác định trách nhiệm của Bộ NN và PTNT trong phát triển nông nghiệp khu vực Tây Nguyên

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời câu hỏi của đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) về phát triển nông nghiệp, nông thôn khu vực Tây Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời: Đúng là đời sống đồng bào dân tộc miền núi trong đó có vùng Tây Nguyên còn khó khăn, dù đã có nhiều chinh sách để hỗ trợ phát triển.

Vừa qua Quốc hội thông qua Đề án phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tới đây sẽ triển khai. Chúng tôi nhất trí phải tập trung kêu gọi doanh nghiệp liên kết chuỗi cùng bà con. Vừa qua Gia Lai làm tích cực. Việc mời gọi các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp chế biến, làm hạt nhân, cốt cách được lãnh đạo tỉnh làm rất tốt. Bộ xác định là trách nhiệm của mình, nhất là vùng Tây Nguyên rất nhiều tiềm năng để sớm có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào vùng Tây Nguyên.

08:19 Ngày 06/11/2019

Trách nhiệm của Bộ NN và PTNT ở đâu trong các vụ "giải cứu nông sản"?

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình): Câu chuyện cá ngừ đại dương có giá trị cao, giá phụ thuộc vào khâu bảo quản sau thu hoạch, nếu làm tốt sẽ cho giá trị cao hơn. Tuy nhiên khâu bảo quản của ngư dân còn lạc hậu dẫn đến chất lượng cá ngừ thấp dẫn đến giá trị thị trường không cao. Giải pháp tổng thể dài hạn của Bộ trưởng?

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau): Vấn đề giải cứu các mặt hàng nông sản vẫn xảy ra, trách nhiệm của Bộ trưởng? Bộ trưởng có dám cam kết tình trạng trên sẽ được khắc phục trong nhiệm kỳ của mình? Tình trạng ngư dân đánh bắt thủy hải sản xâm phạm vùng biển nước ngoài là do nguồn lợi thủy sản ở vùng biển nước ta bị cạn kiệt do các hình thức đánh bắt tận diệt. Trách nhiệm và hành động sắp tới của Bộ?

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa Vũng Tàu) hỏi: Tình trạng đánh bắt trái phép cảnh báo thẻ vàng từ Ủy ban châu Âu, Chính phủ có chính sách và giải pháp đột phát gì để phát triển bên vững ngành thủy sản?

08:13 Ngày 06/11/2019

Hàng loạt tập đoàn thương mại lớn đã hướng đầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp

Trả lời câu hỏi của các đại biểu về thực trạng phát triển nông nghiệp gắn với việc tạo chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vẫn còn hạn chế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, để khuyến khích phát triển nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/TTg để thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào phát triển sản xuất.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nhờ vậy, trong 3 năm qua, đã có hơn 3.000 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Đến nay, đã có 11.800 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp, cộng với 48.000 doanh nghiệp đầu tư gián tiếp. Đây là thành công lớn của Chính phủ. Đặc biệt, hàng loạt tập đoàn thương mại lớn trong cả nước đã tập trung hướng đầu tư vào nông nghiệp gắn với việc tạo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, con số trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội, nhất là thị trường 90 triệu dân.

Về giải pháp để đảm bảo hạn chế tình trạng giá lúa bấp bênh, khiến bà con nông dân không mặn mà với sản xuất canh tác lúa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về vấn đề bảo vệ giá lúa theo hướng: Tập trung ưu tiên giống lúa sản xuất đại trà và nâng giá trị chuỗi giá trị hạt gạo.

Vấn đề phát triển nông thôn mới đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau 10 năm phát triển nông thôn mới, cả nước đã đạt nhiều tựu nổi bật, thu hút được 2,4 triệu tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp, điện nước phủ sóng gân 90% các vùng nông thôn... Tuy nhiên, nông thôn lại đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường sống, môi trường tự nhiên nghiêm trọng, dẫn đến việc số đông bà con không mặn mà với ruộng đất, bỏ đất canh tác. Vì vậy, thời gian tới, ngành Nông nghiệp và các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung giải quyết vấn đề này.

08:12 Ngày 06/11/2019

Bộ trưởng NN và PTNT: Số doanh nghiệp nông nghiệp tăng nhưng số tuyệt đối vẫn rất thấp

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Nhóm câu hỏi đầu tiên về đầu tư cho nông nghiệp, xây dựng thương hiệu gạo, tiêu thụ nông sản và môi trường nông thôn, việc làm cho nông dân đã được Bộ trưởng Bộ NN và PTNT trả lời.  Thông tin đáng chú ý: Dù số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng gấp 3, nhưng con số tuyệt đối vẫn thấp.

08:10 Ngày 06/11/2019

Giải pháp nào để thúc đẩy ngành nông nghiệp

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Phạm Thị Thu Trang đặt câu hỏi. Ảnh; Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) đặt câu hỏi: Hiện nay cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao… Như vậy là trong tái cơ cấu nông nghiệp thì vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng trong tổ chức sản xuất, đầu tư công nghệ nâng cao năng suất, giá trị nông sản, phát triển thị trưởng… Vậy Bộ trưởng đánh giá tình hình và cho giải pháp?  

Nêu câu hỏi với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Châu Chắc (An Giang) đặt vấn đề giá lúa và nông sản còn bấp bênh, giải pháp đột phá gì mang tính căn cơ ổn định bền vững lâu dài? Tăng giá trị của hạt gạo xuất khẩu, việc xây dựng thương hiệu như thế nào và giải pháp ra sao?

08:05 Ngày 06/11/2019

Các nhóm nội dung thuộc ngành nông nghiệp sẽ được chất vấn

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các nhóm nội dung chất vấn liên quan tới ngành nông nghiệp là: Chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp; công tác mở cửa, phát triển thị trường nông sản, thủy sản. Công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên chất vấn sáng 6/11. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
08:02 Ngày 06/11/2019

Phiên chất vấn với quan điểm hỏi nhanh - đáp gọn

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn sáng 6/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: Tại kỳ họp này Quốc hội vẫn tiến hành chất vấn các Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ như các kỳ họp trước. Mỗi đợt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn sẽ có 5 phút, có 3 - 5 đại biểu đặt câu hỏi.

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Mỗi câu hỏi  không quá 1 phút, Bộ trưởng trả lời không quá 3 phút cho 1 câu hỏi tập trung vào các nhóm chuyên đề mình phụ trách. Khi các đại biểu thấy chưa thỏa đáng có thể tranh luận không quá 2 phút.

Cuối phiên chất vấn, Quốc hội sẽ ra Nghị quyết để Chính phủ hoàn thiện những lĩnh vực liên quan mà đại biểu nêu ra để cử tri và nhân dân giám sát.

Hy vọng phiên chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi chắc chắn sẽ làm thỏa đáng những vấn đề quan tâm của các đại biểu.

Tại phiên chất vấn này, Quốc hội còn đòn có 86 học viên cán bộ cấp chiến lược tới tham dự phiên họp.

08:00 Ngày 06/11/2019

Phiên chất vấn bắt đầu

Đúng 8 giờ, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV bắt đầu dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
07:45 Ngày 06/11/2019

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy cần làm quyết liệt

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) khẳng định: Ông quan tâm đến phần chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Nội vụ.  

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, ông Bùi Văn Phương trả lời phỏng vấn báo Tin tức bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Viết Tôn

Đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng, những vấn đề mà cử tri quan tâm hiện nay là việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế. Chủ trương của Trung ương đưa ra là "đúng" và "trúng"; song thực hiện đang có phần lúng túng, chưa tập trung chỉ đạo thống nhất, dẫn đến cách hiểu, cách nhận thức và cách làm khác nhau.  

“Đây là việc mà Bộ Nội vụ cần tập trung thực hiện bài bản, đúng tinh thần là tinh giảm những người cần giảm, giảm những tổ chức cần giảm, chứ không thể giảm một cách dàn hàng ngang mà tiến", đại biểu Bùi Văn Phương đề nghị.

Cũng theo đại biểu tỉnh Ninh Bình, trước đó đã có ý kiến nêu hiện tượng có tới "30% cán bộ, công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về". Mặc dù ý kiến trên chưa chỉ ra được cụ thể số 30% ấy ở lĩnh vực cụ thể nào, nhưng thực tế có hiện tượng như vậy.

Đại biểu Bùi Văn Phương cho biết thêm, đánh giá cán bộ, viên chức hiện nay vẫn còn có sự nể nang, khi đánh giá xếp loại vẫn tốt, vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng câu chuyện 30% cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về là câu chuyện có thật trong bộ máy của chúng ta. Do đó, tổ chức lại bộ máy thì phải tinh giản biên chế mới đạt được theo yêu cầu, thực hiện thành công Nghị quyết.

“Còn nếu chỉ tinh giản theo cách thức hạn chế đầu vào thì chưa đạt hiệu quả, đối tượng cần giảm vẫn chưa giảm", đại biểu Bùi Văn Phương nói.

07:44 Ngày 06/11/2019

Bộ trưởng cần làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế để tìm ra những giải pháp

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Đinh Thị Phương Lan. Ảnh: Tạ Nguyên

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Đinh Thị Phương Lan cho rằng không chỉ riêng bà mà các đại biểu đã chuẩn bị rất tích cực cho các phiên chất vấn.  

Tại phiên chất vấn, các đại biểu mong muốn các Bộ trưởng và thành viên Chính phủ làm rõ thêm các tồn tại, hạn chế cùng tìm ra những giải pháp với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.

“Trong phiên sáng nay, tôi quan tâm đến các vấn đề còn hạn chế của các ngành như: Quy hoạch các ngành sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp, đây là những vấn đề lớn, chiến lược có thể tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy phát triển nền kinh tế”.

07:43 Ngày 06/11/2019

Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ đăng đàn

Theo lịch làm việc của quốc hội, sáng nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ trực tiếp trả lời nhóm vấn đề liên quan tới nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp; công tác mở cửa, phát triển thị trường nông sản, thủy sản. Công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; công tác quản lý, hỗ trợ, xử lý tồn tại, vướng mắc trong khai thác, đánh bắt hải sản trên biển.

07:39 Ngày 06/11/2019

Những đại biểu đầu tiên đã tới

Hơn 7 giờ sáng, những đại biểu Quốc hội đầu tiên đã tới.

Chú thích ảnh
07:35 Ngày 06/11/2019

Bên hành lang Quốc hội

Chú thích ảnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu Quốc hội trước giờ chất vấn. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Chú thích ảnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu Quốc hội trước giờ chất vấn. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tham gia trả lời chất vấn một trong bốn nhóm vấn đề. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

 

07:32 Ngày 06/11/2019

4 nhóm vấn đề sẽ được Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn

Ngoài 4 Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, sẽ có thêm lãnh đạo các bộ, ngành và Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực cùng tham gia trả lời chất vấn. Vào cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ sẽ đăng đàn trả lời những nội dung mà các đại biểu chất vấn.

Chú thích ảnh
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN