Lý lẽ của Trung Quốc rất bối rối

Bên lề Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Hải Phòng) cho rằng: Căn cứ theo bản đồ từ xưa và quản lý trên thực địa rõ ràng chứng minh là Việt Nam đã quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Về mặt pháp lý Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo này.


Trung Quốc khẳng định chủ quyền bằng sự thôn tính, đánh chiếm mà có, tọa đàm về Biển Đông gần đây các chuyên gia dẫn lời Đặng Tiểu Bình khẳng định 2 quần đảo này có tranh chấp nhưng giờ Trung Quốc giở giọng là không có tranh chấp. Điều đó khẳng định về lý lẽ Trung Quốc rất bối rối. Cách giải thích của Trung Quốc lúc thế này, lúc thế khác nên chúng ta cũng tính phương án kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế. Tinh thần của chúng ta là đối thoại và trao đổi bằng con đường hòa bình. Đây là giải pháp hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay. Chúng ta kiềm chế, chứ không gây căng thẳng ngay từ đầu, thể hiện đạo lý người Việt Nam, đó là yêu chuộng hòa bình, nhường nhịn, cực chẳng đã mới phải làm những điều chúng ta không mong muốn.

 

Như vậy, lý lẽ của lãnh đạo Trung Quốc đưa ra chưa thống nhất về hai quần đảo này, ông đánh giá như thế nào về việc này?


Đây chính là hành xử bạo ngược của kẻ mạnh, bất chấp đạo lý, luật pháp, không chỉ là cơ quan có trách nhiệm lên án mà cả chuyên gia, học giả quốc tế lên án và bày tỏ thái độ của họ trước thái độ này của Trung Quốc.

 

´Vậy theo ông có nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế không?


Theo tôi thời điểm này thì nên cân nhắc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đi ngược lại nhiều giá trị dân tộc của Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, xứ sở của các học thuyết về nhân bản như thuyết nhân trị, đức trị, pháp trị. Nhưng các vị lãnh đạo Trung Quốc bây giờ không tôn trọng trong hành xử trên Biển Đông, hung hăng, ngạo mạn, ngang ngược.


Trong đấu tranh, chúng ta cũng phải phân biệt giữa nhân dân Trung Quốc, giá trị văn hóa, nhân văn của Trung Quốc với nhà cầm quyền để có đối sách.

 

´Trong kỳ họp lần này theo ông, Quốc hội có ra Nghị quyết về Biển Đông không?


Vấn đề này liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội, Quốc hội chỉ có 2 thẩm quyền trong lãnh thổ, chủ quyền: Thứ nhất đó là khi đất nước bị xâm phạm thì Quốc hội là cơ quan tuyên bố tình trạng chiến tranh và hòa bình.


Thứ hai là Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, trong đó có chính sách về quốc phòng, an ninh.


Quốc hội không làm thay Chính phủ về những giải pháp nên cần phân biệt rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cơ quan. Trong lúc này, Quốc hội biểu thị thái độ nào đó là biểu thị lòng dân. Hiện nay, các cơ quan của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động ngoại giao để thế giới biết rằng chính nghĩa thuộc về ta, pháp lý thuộc về ta. Chính nghĩa, pháp lý đó ta chưa sử dụng và chúng ta muốn bằng con đường thảo luận, thương thuyết với Trung Quốc. Người Việt Nam có truyền thống yêu nước, hòa hiếu và đang hành xử như vậy với láng giềng ngang ngược, hành xử thô lỗ; ta biết kiềm chế, không để họ vu khống ta.


Những biểu hiện quá khích vừa qua chỉ là bột phát của vài người và Trung Quốc nại vào cớ đó để làm xấu hình ảnh người Việt trong biểu thị thái độ yêu nước, không nên cực đoan, đa số dân chúng cũng nhận thức được điều đó.


Xin cảm ơn ông!


Xuân Cường (thực hiện)

Nghị sỹ Mỹ lên án Trung Quốc về tình hình Biển Đông
Nghị sỹ Mỹ lên án Trung Quốc về tình hình Biển Đông

Hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban về các lực lượng và sức mạnh trên biển thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ đã ra thông cáo báo chí lên án các hành động của Trung Quốc gây leo thang tình hình ở Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN