Cuộc đời và những cống hiến
Sinh ngày 5/5/1818, trong một gia đình trung lưu ở thành phố Rhineland, Trier – Đức, ở tuổi 17, Mác tiếp thu nền giáo dục cổ điển và ông học tập một năm tại Khoa Luật thuộc Đại học Bonn. Năm 18 tuổi ông và bà Jenny von Westphalen (1814 - 1881) đính hôn. Ông bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi triết lý của G.W.F Hegel mà sau đó chi phối phong trào Chủ nghĩa duy tâm Đức.
Sau khi hoàn thành luận án tiến sỹ, ông chuyển sang báo chí và bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung. Các Mác nhanh chóng trở thành chủ bút, nhưng sau đó bị các nhà chức trách cho đóng cửa tờ báo vào tháng 5/1843 và chuyển về lại Paris.
Khi ở Paris ông đã phát triển hiệp hội lâu dài với Friedrich Engels (Ph.Ăng-ghen), đặt ra những suy luận về chủ nghĩa cộng sản mà ngày nay được biết đến cái được gọi là “Các bản thảo ở Paris”. Sau khi bị trục xuất khỏi Pháp, ông chuyển đến Brussels và ghi chép lại những tư tưởng triết học phát triển trong “Luận cương về Feuerbach”.
Vào năm 1846, Các Mác đã cùng Ph.Ăng-ghen viết “Hệ tư tưởng Đức”. Đây là văn bản đặt nền móng cho “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. Quay lại Pháp, ông bắt đầu làm việc cho một loạt các tờ rơi về đấu tranh giai cấp ở Pháp và trong thời điểm này. Năm 1848, ông cùng Ph.Ăng-ghen xuất bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”.
Sau khi chuyển đến London năm 1849, Các Mác đã cống hiến nhiều năm nỗ lực cho tác phẩm chính là Tư bản - một tác phẩm về kinh tế chính trị quan trọng của Các Mác được viết bằng tiếng Đức. Cuốn sách là sự phân tích về chủ nghĩa tư bản, về phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trước Chiến tranh thế giới thứ I, các tác phẩm của Các Mác làm nổi lên một số phản hồi tích cực từ bên ngoài Đông Âu. Sự hỗ trợ nhiệt tình từ Lênin là nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến những cuộc cách mạng ở Nga, và một phần hệ tư tưởng chính thống của Liên Xô được hướng theo bởi ảnh hưởng thời kỳ hậu chiến. Năm 1920, Tổ chức Frankfurt, một tổ chức của các trí thức đã họp lại nhằm thảo luận và phổ biến chủ nghĩa Mác, sau đó họ được sự tham gia của nhà triết học Mỹ Herbert Marcuse.
Chủ nghĩa Mác đã trở thành một lực lượng chủ chốt trong giới tri thức Tây Âu và những nước nói tiếng Anh trong những năm 1930. Ảnh hưởng trí tuệ của chủ nghĩa Mác đạt đỉnh điểm vào những năm 1970, nhưng sau đó bị từ chối. Những di sản trí tuệ còn sót lại của Mác bị giới hạn trong các nguyên lý của triết học. Chủ nghĩa Mác trở thành hệ tư tưởng chính thống của các quốc gia, khi đó, là đỉnh điểm của họ, cái được xem như cuộc đua sinh tồn thứ 3. Những lý luận của ông cũng đã ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các phong trào dân chủ xã hội chủ nghĩa mà trước đây đã từng không chấp nhận, hoặc cấm đoán không xem chủ nghĩa Mác như là một hệ tư tưởng của họ.
Một số tác phẩm của ông đặc biệt là “Tuyên ngôn Cộng sản” quen thuộc với hàng triệu nhà hoạt động chính trị trên toàn thế giới. Đây cũng chính là nhân tố chính trong việc áp dụng các hình thức của Chủ nghĩa Cộng sản bởi Liên Xô và tiếp theo là các chính phủ Cuba, Venezuela, Bolivia, Nicaragua và các quốc gia khác.
Trong suốt những năm sau của cuộc đời cho đến khi ông qua đời vào năm 1883, Các Mác là một người ủng hộ tích cực của Liên đoàn Cộng sản, mà sau này trở thành Quốc tế Cộng sản.
Những cơ sở lý luận khoa học
Trọn đời vì lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng loài người thoát khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, bất công và mọi sự tha hóa, Các Mác đã để lại cho nhân loại một di sản tư tưởng đồ sộ, sâu sắc.
Trong bài viết của mình nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Các Mác, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nêu rõ: “Đúng như Ph.Ăng-ghen đánh giá, trong những thành tựu của Các Mác có ba thành tựu có thể coi là ba phát minh vĩ đại mà ông để lại cho chúng ta và thế hệ mai sau là: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra - quy luật giá trị thặng dư; tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản”.
Với việc tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, Các Mác đã tiến hành phê phán và cải tạo căn bản phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen, chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc; đồng thời kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại trước đó, xây dựng nên một triết học mới - triết học duy vật biện chứng, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ, đồng thời khẳng định triết học phải lấy sinh khí của mình từ thực tiễn, không chỉ giải thích thế giới mà còn phải cải tạo thế giới.
Trên quan điểm đó, khi nghiên cứu lịch sử xã hội, Các Mác khẳng định, lịch sử chính là lịch sử hoạt động của những con người hiện thực, nó không phải là thần bí, tự phát mà hoàn toàn có thể nhận thức được. Lịch sử vận động một cách có quy luật, dựa trên những tiền đề hiện thực, đó là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Bằng cách đó, Các Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng triệt để trong triết học, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra quy luật phát triển của xã hội loài người.
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, những quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của xã hội đã được Các Mác tìm ra là: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; cơ sở kinh tế xã hội quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chứ không phải ngược lại ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội; sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội như là một quá trình lịch sử - tự nhiên,…
Các Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra - quy luật giá trị thặng dư. Với phát hiện này, Các Mác đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị học. Ông không chỉ phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa – quy luật quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản, mà qua đó còn vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, bác bỏ những luận điệu về "tự nguyện", "công bằng" trong quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân; chỉ rõ những mâu thuẫn không thể giải quyết được của xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa tính xã hội ngày càng phát triển của lực lượng sản xuất với tính tư nhân trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giữa giai cấp công nhân với những nhà tư bản, giữa những nhà tư bản với nhau trong quá trình cạnh tranh để đạt giá trị thăng dư tối đa…
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, ngày nay, mặc dù chủ nghĩa tư bản có những hình thức biểu hiện mới khác với hồi cuối thế kỷ XIX, song quy luật giá trị thặng dư do Các Mác tìm ra vẫn là cơ sở lý luận khoa học để nhận thức sâu sắc, toàn diện về những phương thức mà các nhà tư bản đã và đang sử dụng để bóc lột công nhân trong nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Đặc biệt, trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học những điều kiện kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như những điều kiện chính trị, xã hội đã tạo nên các quan hệ giai cấp trong xã hội tư bản, Các Mác đã làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản - giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; giai cấp có đủ điều kiện khách quan quy định sứ mệnh của mình, có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện sứ mệnh giải phóng chính bản thân mình tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại. Khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!" là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu và hình thành luận thuyết của Các Mác, đồng thời phản ánh một cách đầy đủ nhất nguyên lý về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản mà ông phát hiện ra.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng khẳng định: Với những thành tựu, phát minh vĩ đại, suốt cuộc đời nghiên cứu khoa học và hoạt động cách mạng, Các Mác cùng Ph.Ăng-ghen xây dựng nên chủ nghĩa Mác, một học thuyết, một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, bao gồm triết học Mác-xít, kinh tế chính trị học Mác-xít và chủ nghĩa xã hội khoa học. Ðây là những cơ sở lý luận khoa học, vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh tự giải phóng và giải phóng nhân loại của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Cho đến nay chưa có học thuyết nào thể hiện một cách khoa học, chặt chẽ, rõ ràng về con đường giải phóng giai cấp, giải phóng con người như học thuyết Mác.
Giá trị thời đại
Học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác đã được V.I.Lênin kế thừa, bổ sung và phát triển, trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Những nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa Mác được V.I.Lênin vận dụng sáng tạo để giải quyết những vấn đề của cách mạng vô sản thế giới trong tình hình mới, đem lại sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và một hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời; đóng vai trò to lớn trong tiến trình phát triển của thế giới hiện đại và của xã hội loài người. Ðiều đó càng làm cho giá trị của học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác cũng như công lao, phát kiến của Các Mác thêm tỏa sáng.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Đình Phong, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa chủ nghĩa xã hội khoa học về cho dân tộc Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thực tiễn đất nước cho thấy, trải qua hơn 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, Việt Nam đã gặt hái được những thành quả to lớn về nhiều mặt, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Điều này đã chứng minh rằng, những di sản tư tưởng của Các Mác tiếp tục được kế thừa, phát huy và nhân rộng trong điều kiện lịch sử mới, vượt qua những thách thức của lịch sử.
Kỷ niệm 202 năm Ngày sinh Các Mác là dịp nhân loại bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn vinh và tri ân một con người đã cống hiến cả cuộc đời cho một xã hội mà ở đó "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người". Ðây cũng là dịp để một lần nữa nhân loại cùng nhìn nhận lại giá trị những di sản tư tưởng của ông, phương pháp vận dụng những di sản ấy vào hoạt động của mỗi đảng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong sự phân cực, đa phương, đa chiều, đầy biến động của thế giới hiện nay; đồng thời đấu tranh, phản bác những luận điệu, quan điểm sai trái, phủ định giá trị, sức sống bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin và công lao, cống hiến vĩ đại của Các Mác đối với nhân loại, để cùng nhau xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp.