Củng cố tiềm lực nền tài chính quốc gia

Phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 28/8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng của Đảng bộ ngành tài chính trong nhiệm kỳ tới là rất to lớn, nặng nề.

Chú thích ảnh
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN

Với truyền thống đoàn kết, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng, Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ trong nhiệm kỳ mới với sự ủng hộ, đoàn kết của cấp ủy, tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên trong Đảng bộ sẽ lãnh đạo, hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị các đại biểu bám sát các quy định của Trung ương, đặc biệt là Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để xem xét lựa chọn bầu vào cấp ủy những đồng chí đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, vị trí công tác

Đặc biệt, phải là những đồng chí thật sự tiêu biểu về năng lực lãnh đạo, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, uy tín cao, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, chú trọng phát hiện, giới thiệu tham gia cấp ủy những nhân tố mới có đức, có tài, có uy tín, có triển vọng thông qua hoạt động thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ khoa học và cán bộ chuyên trách công tác đảng; có tầm nhìn, tư duy chính trị sâu sắc; cương quyết không để lọt vào cấp ủy những đồng chí có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, có biểu hiện tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết.

Chú thích ảnh
Đoàn Chủ tịch biểu quyết thông qua Đề án nhân sự trình Đại hội. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Bộ Tài chính tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc của các cấp ủy Đảng. Đồng thời, điều hành công việc theo nghị quyết và các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm đúng tiến độ; đề cao vai trò trách nhiệm của thường trực, thường vụ, các cấp ủy Đảng.

Cùng với đó, tăng cường phối hợp giữa cấp ủy Đảng với Thủ trưởng chuyên môn các cấp, tập trung lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị gắn với làm tốt công tác Đảng, công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành Nghị quyết của Đảng, chú trọng xây dựng và ban hành các nghị quyết chuyên đề. Lựa chọn vấn đề trọng tâm, địa bàn trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Đảng bộ Bộ Tài chính cũng đề ra các giải pháp đột phá nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó, Đảng ủy phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ban Cán sự đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hoàn thiện thể chế tài chính theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; thực hiện điều hành giá cả hàng hóa và dịch vụ vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Chú thích ảnh
Các đại biểu biểu quyết thông qua quy chế Đại hội tại phiên khai mạc, sáng 28/8/2020. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN

Đồng thời, củng cố tiềm lực, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia trên cơ sở tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ việc cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và thị trường tài chính; khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính dân cư và doanh nghiệp trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Ngoài ra, đẩy mạnh cải cách hành chính, tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ quản lý, tài chính - ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hình thành nền tài chính chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại.

Bên cạnh đó đó, tập trung công tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh nêu gương và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong sinh hoạt Đảng; kiên định học tập nghị quyết, lấy công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống gắn liền với đẩy mạnh tự phê bình, phê bình. Qua đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, bảo vệ chính trị nội bộ và đoàn kết trong Đảng...

Chú thích ảnh
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, sáng 28/8/2020. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN

Trong 5 năm qua, Ban cán sự Đảng đã phối hợp chặt chẽ với Đảng bộ Bộ Tài chính để cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Đảng bộ Bộ Tài chính lần thứ XXIV bằng các chương trình hành động.

Cùng với đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả nổi bật như hệ thống thể chế tài chính ngân sách nhà nước ngày càng hoàn thiện, đảm bảo đồng bộ, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Ngành tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, tăng cường phối hợp các chính sách khác để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Trong công tác xây dựng Đảng, Ban Cán sự Đảng đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy phân công trách nhiệm trong việc quán triệt, học tập các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là những nghị quyết quy định quan trọng ảnh hưởng đến công tác tài chính ngân sách.

Thùy Dương (TTXVN)
Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục, an ninh tài chính quốc gia thêm vững
Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục, an ninh tài chính quốc gia thêm vững

Ngày 2/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết: Đến nay, Việt Nam đã giữ ổn định tỷ giá, tăng lượng dự trữ ngoại hối Nhà nước lên mức rất lớn 79 tỷ USD. Đây được xem là “tấm đệm” phòng ngừa cho an ninh tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN