Vì sao người lao động không thể tự đóng số tiền BHXH bị nợ?

Bạn đọc hỏi: Tôi bị chủ doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong quá trình làm tại doanh nghiệp. Hiện công ty đang trong tình trạng chờ phá sản nên hồ sơ không được giải quyết. Vậy, tôi có thể tự đóng khoản này để được chốt sổ BHXH?

Chú thích ảnh
Lao động đến làm thủ tục hành chính tại trụ sở BHXH cấp tỉnh.

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:

Theo quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội thẻ bảo hiểm y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017, trong đó, Khoản 2 Điều 43 về Quản lý tiền thu khoản tiền bảo hiểm xã hội của quy trình trên quy định tiền bảo hiểm xã hội phải đóng qua đơn vị có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội.

Điều này đồng nghĩa người lao động không được phép tự đóng.

Do đó, bạn liên hệ với BHXH nơi có trụ sở của doanh nghiệp, cơ quan chức năng để kiến nghị biện pháp giải quyết.

XM/báo Tin tức
Phải đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm mới lĩnh lương hưu
Phải đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm mới lĩnh lương hưu

Bạn đọc hỏi: "Mẹ tôi nay 60 tuổi, tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là 15 năm. Tôi nghe nói từ năm 2023 chỉ đóng BHXH 15 năm là đủ điều kiện hưởng lương hưu. Thông tin này có đúng không?".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN