Trả lời ý kiến chất vấn bằng văn bản của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) mới đây về giải pháp đế người lao động không bán sổ BHXH, chính sách thu hút người lao động tham gia BHXH và tạo động lực cho người lao động, Bộ LĐTBXH thông tin: Thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về tình trạng một số đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, công nhân mất việc làm để thu gom, mua bán sổ bảo hiểm xã hội nhằm trục lợi chính sách; đặc biệt có đối tượng còn mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội đế rao mua bán sổ bảo hiểm xã hội.
Theo khoản 6 Điều 18 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động có quyền “ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiếm xã hội”. Quy định này nhằm tạo thuận lợi cho người lao động trong tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền công dân. Tuy nhiên, xuất phát từ việc nhận thức của người lao động còn chưa đầy đủ, các đối tượng xấu đã lợi dụng quy định trên đế tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo người lao động để thực hiện việc mua bán sổ bảo hiếm xã hội của người lao động với giá rẻ kèm theo giấy ủy quyền nhận trợ cấp bảo hiếm xã hội để sau đó làm thủ tục thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và hưởng chênh lệch.
Trước thực trạng nêu trên, ngày 12/4/2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2858/VPCP-NC thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ: “Giao các Bộ, cơ quan: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố kịp thời cảnh báo, xử lý nghiêm các hành vi mua gom sổ bảo hiểm xã hội, siết chặt quy trình chi trả để ngăn chặn các đối tượng trục lợi”. Ngày 27/4/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 1443/LĐTBXH- BHXH gửi UBND các tỉnh, thành phố và Bảo hiếm xã hội Việt Nam về việc cảnh báo, xử lý hành vi mua sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.
Hiện nay, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng trình Chính phủ, Quốc hội hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó đề xuất nhiều giải pháp nhằm hạn chế hưởng bảo hiểm xã hội, tăng tính hấp dẫn, thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu như: Giảm thời gian tham gia BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm tiến tới còn 10 năm; Bổ sung các quyền lợi, nhất là các quyền lợi ngắn hạn để gia tăng sự hấp dẫn tạo động lực cho người lao động tham gia BHXH; Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách bảo hiếm xã hội cũng như tính linh hoạt của các chính sách nhằm đạt được mục tiêu thu hút và tạo động lực để người lao động tham gia BHXH.
Bên cạnh đó là củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống bảo hiếm xã hội thông qua đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hoá các quy trình, thủ tục đăng ký, đóng, hưởng BHXH, nâng cao chât lượng cung câp dịch vụ BHXH theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Để ngăn chặn và xử lý hành vi thu mua số bảo hiểm xã hội, trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật bảo hiếm xã hội (sửa đôi) còn bô sung các hành vi bị nghiêm câm đôi với hành vi mua bán sô BHXH dưới mọi hình thức.