Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế: Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trong giai đoạn phát triển mới.
Theo Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh, tính đến nay, đã có hơn 2,35 triệu người lao động ở 81.590 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đã được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116 của Chính phủ, với tổng số tiền hơn 5.570 tỷ đồng.
Bạn đọc hỏi: Bố mẹ tôi là công nhân về hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu thấp. Bố tôi có mức 2,31 triệu đồng còn mẹ tôi có mức 2,1 triệu đồng. Vậy từ năm sau, mức hưởng lương hưu của bố mẹ tôi được điều chỉnh như thế nào?
UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 4043/UBND-VX về việc phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nhằm gia tăng lợi ích, quyền lợi cho người dân khi mắc bệnh và thất nghiệp.
Lợi dụng việc được trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều đối tượng đã gửi tin nhắn lừa đảo, "dụ" người dùng đăng nhập vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền.
Chiều 1/12, đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 31/11, BHXH TP Hồ Chí Minh đã giải quyết chi hỗ trợ cho 81.589 đơn vị và 2.336.499 lao động. Theo đó, BHXH TP Hồ Chí Minh sẽ nhận hồ sơ hỗ trợ theo Nghị quyết 116 chậm nhất hết ngày 20/12.
Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) vừa có Công văn số 2419/CNTT-HTA ngày 29/11/2021 gửi Cục Viễn thông và Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc hỗ trợ thông báo đến các thuê bao thông tin chính thống của BHXH Việt Nam.
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau gần 2 tháng triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (1/10 - 29/11), đến nay, đã có hơn 12,32 triệu lao động được hưởng hỗ trợ (trong đó, đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp là trên 11,4 triệu lao động; đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là gần 896 nghìn lao động) với tổng số tiền hỗ trợ gần 28,2 nghìn tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có hơn 2,3 triệu người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Nghị quyết 116 của Chính phủ, với tổng số tiền trên 5.508 tỷ đồng.
Trước nguy cơ không đạt mục tiêu nâng tỷ lệ bảo hiểm tự nguyện trên địa bàn theo kế hoạch được giao, ngày 27/11, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Bưu điện Hà Nội đã tổ chức ra quân, tuyên truyền trực quan, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội với chủ đề “Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỗ dựa vững chắc của người lao động tự do”.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, năm 2022, BHXH Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy trình tăng, giảm, gia hạn giá trị sử dụng thẻ BHYT, theo Hướng dẫn số 500/HD-BHXH ngày 24/8/2020 của BHXH Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thủ tục hồ sơ, quy trình cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT trong Bộ Quốc phòng.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, hiện số người lĩnh BHXH một lần tăng hơn so với cùng kỳ năm 2020. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động mà còn tác động lâu dài tới kinh tế - xã hội. Vì vậy, theo khuyến cáo của BHXH Việt Nam, người lao động không nên rút một lần vì sẽ khiến người lao động chịu thiệt.
Từ 1/12, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh, BHXH thành phố Thủ Đức và các quận, huyện sẽ giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đến cá nhân, người nộp hồ sơ tại địa chỉ nhà qua dịch vụ bưu chính công ích, cước phí sẽ do cá nhân tự chi trả với bưu điện.
Bạn đọc hỏi: Tôi muốn đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình cho bố mẹ và các em, nhưng lại chưa biết thủ tục tham gia như thế nào? Vậy, tôi có thể đăng ký ở đâu và thủ tục đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình như thế nào?
Bạn đọc hỏi: Tôi làm ở Hoàng Mai (Hà Nội), có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện (BV) bưu điện tuyến tỉnh. Tôi có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để khám chữa bệnh nội và ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Đức Giang tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa Gia Lâm tuyến huyện được không?
Bạn đọc hỏi: Tôi đi làm từ tháng 1/2000 và vừa nghỉ việc từ cuối tháng 10/2021, ngoài trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 1/2009 đến nay, tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc trước năm 2009 không? Mức hứng trợ cấp của tôi như thế nào, khi mức lương của tôi trước khi nghỉ 1 năm qua là 20 triệu đồng/tháng?
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2021, cả nước có trên 700.000 người hưởng BHXH một lần, tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong năm 2021, do tác động của dịch COVID-19, hình thức tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được Bưu điện Hà Nội tổ chức linh hoạt hơn.
Việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ được Chính phủ xem xét. Điều này được cho là tác động ít nhiều đến quyết định rút BHXH 1 lần của một bộ phận người lao động ở thời điểm hiện tại.
Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” (VssID), BHXH Việt Nam đã điều chỉnh chức năng “Quên mật khẩu” trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam và ứng dụng VssID. Theo đó, người sử dụng có thể lấy lại mật khẩu qua email trong trường hợp quên mật khẩu.
Theo ước tính có khoảng 3 triệu lao động chưa nhận được tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116 và Quyết định 28. Sau đây là một số lưu ý về các mốc thời gian để người lao động được nhận hỗ trợ trực tiếp.