Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân

Trong trường cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ giao Thứ trưởng phụ trách hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại với người khiếu nại (người chủ trì đối thoại). Trong quá trình đối thoại, người chủ trì đối thoại phải kịp thời báo cáo người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

Chú thích ảnh
Trong quá trình đối thoại, người chủ trì đối thoại phải kịp thời báo cáo người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền. Ảnh: TTXVN

Đây là một trong những nội dung trong Thông tư 23/2022/TT-BCA được Bộ Công an ban hành quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

Thông tư nêu rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính. 

1- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp.

2- Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương giải quyết:

a- Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp, trừ khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1.

b- Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Trưởng Công an cấp xã đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết.

3- Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp.

4- Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết: Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp, trừ khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 2, 3; khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

5- Bộ trưởng Bộ Công an giải quyết:

a- Khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, chiến sĩ Công an do mình quản lý trực tiếp, trừ khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 4.

b- Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc Cơ quan Bộ Công an; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được giải quyết.

 c- Khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại.

Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại. Trường hợp người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng: trực tiếp đối thoại đối với các khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội).

Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng giao Thứ trưởng phụ trách hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại với người khiếu nại (người chủ trì đối thoại). Trong quá trình đối thoại, người chủ trì đối thoại phải kịp thời báo cáo người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/6/2022.

V.T/Báo Tin tức
Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

Sáng 8/4, tại Nhà Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021” đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN