Với việc Pháp bị cầm hòa, Áo đã trở thành đội nhất bảng C, Pháp đứng thứ nhì, trong khi Hà Lan đi tiếp với tư cách 1 trong 4 đội xếp thứ ba có thành tích xuất sắc nhất. Kết quả này đồng nghĩa với việc Pháp rơi vào nhánh đấu vốn đã có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và chủ nhà Đức - những ứng cử viên hàng đầu. Ở nhánh còn lại, Anh, Italy, Slovenia, Áo… là cuộc đua tranh phần nào dễ thở hơn.
Tại vòng 1/8, Pháp gặp đội nhì bảng E (có thể là Bỉ). Trong trường hợp đi tiếp, thầy trò HLV Didier Deschamps nhiều khả năng sẽ chạm trán Bồ Đào Nha ở Tứ kết. Tiếp đó nếu góp mặt tại Bán kết, đội tuyển Pháp có thể đụng độ Đức hoặc Tây Ban Nha.
Trong một diễn biến khác, kịch bản hiếm thấy đã xảy ra tại EURO 2024 khi hai đội phải dựa vào vòng loại để phân định thứ hạng. Ở lượt đấu cuối cùng bảng C tại EURO 2024, đội tuyển Đan Mạch hòa 0 - 0 trước Serbia và tỷ số tương tự cũng diễn ra ở trận Anh - Slovenia. Trước đó ở vòng bảng, Slovenia và Đan Mạch đã cầm hòa nhau với tỷ số 1 - 1.
Như vậy, sau 3 lượt trận vòng bảng, Đan Mạch và Slovenia có chung điểm số. Không chỉ có vậy, cả hai đội đều ghi 2 bàn, để thủng lưới 2 bàn với cùng hiệu số thắng bại - số liệu mà Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) sử dụng để phân định thứ hạng với những đội bằng điểm.
Với những trường hợp đặc biệt như vậy, UEFA sẽ sử dụng số thẻ phạt làm căn cứ tiếp theo để phân định. Thế nhưng, Đan Mạch và Slovenia đều có số thẻ phạt như nhau trong 3 trận đấu tại vòng bảng, với cùng 6 thẻ vàng. Vì vậy, để xác định thứ hạng chung cuộc, UEFA phải dựa vào một chỉ số đặc biệt. Đó chính là kết quả ở vòng loại EURO 2024.
Điều thú vị là Slovenia và Đan Mạch cùng nằm ở bảng H tại vòng loại, cũng phải dùng đến chỉ số phụ để phân hạng. Cả 2 đội bóng đều có 22 điểm sau 7 trận thắng, 1 trận hòa và 2 trận thua. Slovenia xếp sau do thua đối đầu trực tiếp.
Do đó, Đan Mạch về nhì ở bảng C EURO 2024. Điều an ủi cho Slovenia là dù xếp sau Đan Mạch nhưng việc cán đích ở vị trí thứ 3 vẫn đủ để họ giành một suất vào vòng 1/8.