Khi đang chơi súng đồ chơi cùng anh trai tại nhà, bé trai 5 tuổi (ngụ Tây Ninh) bất ngờ bị một viên bi sắt bắn xuyên má, gãy xương mặt. Ngay sau tai nạn, bé được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh.
Gần 15 năm công tác tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Đà Nẵng, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Minh Chí (sinh năm 1979, trú tại Đà Nẵng), Trưởng khoa Tuyến vú, không chỉ làm tốt chuyên môn, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân mà bác sĩ Chí còn là điểm tựa tin cậy, luôn đồng hành, chia sẻ nỗi đau, giúp bệnh nhân có cảm giác an tâm, vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.
Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Trước tình hình này, ngành Y tế tỉnh Ninh Bình chủ động triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi nhiễm, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng, chống sởi.
Ngày 7/3, Sở Y tế TP Hồ Chi Minh thông tin đã làm việc với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế DNA liên quan đến nội dung quảng cáo “kỹ thuật lọc máu công nghệ cao, loại bỏ mỡ máu giảm nguy cơ đột quỵ”. Sở Y tế đã yêu cầu bệnh viện tuân thủ nghiêm quy định về chỉ định và quảng cáo liên quan đến kỹ thuật lọc máu.
Gia đình anh C.G.C (34 tuổi, dân tộc Nùng, ngụ quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) đã quyết định hiến tạng của anh sau khi anh được chẩn đoán chết não tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Nghĩa cử đầy nhân văn này đã mang lại hy vọng sống cho 5 bệnh nhân đang cần ghép tạng trên khắp cả nước.
Nhắc đến Thạc sĩ, bác sĩ Lâm Tiến Tùng, Trưởng khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực 2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo, đồng nghiệp và người bệnh đều có chung cảm nhận về người thầy thuốc giỏi y thuật, sáng y đức, luôn hết lòng vì sức khỏe người bệnh.
Hơn 30 năm công tác tại Khoa Huyết học và Trung tâm Truyền máu, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thanh Tùng trở thành một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của đơn vị. Đặc biệt, ông từng có thời gian tham gia nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, góp phần làm rạng danh bác sĩ Việt Nam ở nước bạn.
Thời gian gần đây, tỷ lệ người nhập viện cấp cứu bị áp xe gan do ký sinh trùng tăng. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý ăn, uống sạch và tẩy giun định kỳ.
Luôn hướng về bệnh nhân để tạo nên những không gian thân thiện, bác sĩ có trách nhiệm cao trong công tác khám, chữa bệnh là những nhận xét của người dân ở khu vực thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa khi nói về tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh.
Nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và triển khai nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái trở thành nơi tin cậy của người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân.
Nghỉ hưu đã hơn 10 năm nhưng bác sĩ Phạm Quang Huy, nguyên Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) vẫn được giữ lại làm việc với vai trò chuyên gia Tim mạch can thiệp. Ông tiếp tục cùng đội ngũ bác sĩ cứu chữa thành công hàng trăm nghìn bệnh nhân tim mạch, trong đó có rất nhiều ca đột quỵ do nhồi máu cơ tim.
Với lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, trải qua hàng chục năm gắn bó với vùng miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, nhiều y, bác sỹ đã hết lòng vì công việc, vì người bệnh. Những đóng góp của họ đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), từ ngày 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) đến nay, bình quân mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận, khám chữa bệnh cho hơn 120 lượt người (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024). Hầu hết, bệnh nhân đến trung tâm khám đều mắc các loại bệnh như, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp, huyết áp, tiểu đường.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng được phát triển trên cơ sở của “Nhà thương bản xứ”, xây dựng từ tháng 10/1905. Trong 120 năm qua, Bệnh viện luôn là cơ sở điều trị hàng đầu của Hải Phòng và các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt là giai đoạn hiện nay. Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cơ sở, trang thiết bị điều trị hiện đại.
Ngày 21/2, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) đã đưa vào sử dụng Trung tâm Hồi sức sơ sinh chuẩn châu Âu với kỳ vọng cứu sống được nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh, đặc biệt là trẻ sinh non tháng.
Thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, nhằm thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN, bên cạnh việc đầu tư phát triển y tế chuyên sâu, Thành phố đang từng bước phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện theo hướng chuyên nghiệp. Đây không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn là giải pháp chiến lược để các thành phố lớn, đông dân giải quyết các thách thức về y tế, giao thông và đô thị hóa.
Các bác sĩ tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết vừa liên tiếp phẫu thuật thay khớp háng thành công cho 3 bệnh nhân trên dưới 100 tuổi để điều trị gãy cổ xương đùi và liên mấu chuyển xương đùi với nhiều bệnh lý nội khoa phức tạp kèm theo. Đặc biệt, trong 3 bệnh nhân trên có 1 cụ ông 104 tuổi, được ghi nhận là trường hợp bệnh nhân cao tuổi nhất được phẫu thuật thay khớp tại bệnh viện.
Ngày 15/2, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận bệnh nhi Th.A.V., (7 tháng tuổi, ở xã Đắc Nhau, huyện Bù Đăng) tử vong vì mắc bệnh ho gà.
Những ngày đầu Xuân, tại Bệnh viện Nhi tỉnh Hải Dương, nhiều trẻ đến khám, điều trị do mắc tiêu chảy cấp đo virus Rota gây ra.
Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn thành phố Huế ghi nhận gần 300 trường hợp mắc bệnh cúm. Trong đó, Bệnh viện Trung ương Huế đang tiếp nhận điều trị trường hợp có bệnh nền, tình trạng nặng phải thở oxy.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đến ngày 11/2, tình trạng sức khỏe của bé gái Đ.K.A (2 tuổi, ngụ phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) bị thủng đường tiêu hóa nhiều vị trí do nuốt 27 cục nam châm đã ổn định sức khỏe, hết đau bụng, đi cầu tốt và sẽ được xuất viện trong khoảng một tuần tới.