Kiến trúc xanh - xu hướng mới của đô thị hiện đại

Tại Hà Nội, đã có một số dự án khu đô thị được quy hoạch và phát triển theo mô hình kiến trúc xanh – sinh thái. Xu hướng này rất cần được khuyến khích, đặc biệt là trong hoàn cảnh không gian xanh ngày một hiếm như hiện nay.

Tại nhiều quốc gia phát triển, việc quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị luôn được coi là một hạng mục quan trọng trong quy hoạch chi tiết đô thị và phải hướng tới mục tiêu tạo ra “kiến trúc xanh”.


Kiến trúc xanh tạo ra mối quan hệ bền vững giữa con người với môi trường trong việc sử dụng những nguồn lực tự nhiên để phục vụ cuộc sống.

Ở Việt Nam, khái niệm “kiến trúc xanh” không còn quá xa lạ, tuy nhiên việc áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của nó vào thực tiễn cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Bởi lẽ, ở một nước mà giá đất thuộc vào dạng cao nhất thế giới như Việt Nam, việc dành ra một quỹ đất lớn cho các hoạt động cộng đồng và cho cây xanh, mặt nước trở nên tương đối xa xỉ.

Không có gì là ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên tại trung tâm các thành phố lớn, diện tích cây xanh, mặt nước ngày càng bị thu hẹp. Các khu đô thị sinh thái đều được bố trí ở những khu vực ngoại ô, cách xa trung tâm hoặc nằm ở các khu vực cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Vì vậy, tại khu vực nội thị, “kiến trúc xanh” thường chỉ được thể hiện ở một cấp độ nhỏ hơn là “công trình xanh” hay “cao ốc xanh”, tuy nhiên số lượng những công trình này cũng chỉ được tính trên đầu ngón tay.


Vậy đâu sẽ là giải pháp kiến trúc đô thị phù hợp với yêu cầu ngày càng lớn của người dân về một môi trường sống thuận tiện, với chất lượng cao, xanh, sạch mà yên tĩnh?

Mô hình kiến trúc của Royal City.


Để bắt kịp xu hướng chung, nhiều dự án bất động sản lớn ở Hà Nội đã đưa ra những giải pháp xử lý không gian để cư dân có sự tương tác nhiều hơn với mảng xanh, giúp họ gắn kết chặt chẽ về mặt sinh hoạt và tinh thần với mảng xanh khu ở theo văn hóa phương Đông.

Điều này giúp hạn chế tối đa sự "phân cách không gian" và "phân cực xã hội", hướng tới sự ra đời của một cộng đồng đô thị hiện đại, cộng sinh hòa hợp với thành phố hiện hữu, cởi mở về xã hội và có bản sắc văn hóa.


Nhiều dự án đô thị mới đã và sắp triển khai như dự án Eco Park, Eco Lake, Park City đã áp dụng mô hình “thành phố trong công viên” nhằm mang lại một cuộc sống thân thiện và gắn kết với môi trường hơn cho người dân đô thị.

Trong khu vực nội đô, nơi mà giá đất đã lên cao tới đỉnh điểm, các dự án luôn tính toán phải sử dụng triệt để quỹ đất, thì giải pháp được đưa ra là sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện và đặt thêm các mảng xanh theo kiểu Sky Garden - vườn trên cao.

Áp dụng giải pháp này có nhiều cách làm khác nhau, nếu Usilk City cho xây dựng các khu vườn có diện tích khoảng 10 m2 tại một số căn hộ thì Dolphin Plaza lại tạo ra 3.000 m2 vườn sinh thái tại độ cao 17,5 m cách mặt đất, trên tầng ba của tòa nhà, còn Sky City View lại bố trí một bể bơi dài tới 20 m kết hợp với các dịch vụ thể thao khác tại tầng hai - tầng sinh hoạt cộng đồng chung cho cả dự án.


Tuy nhiên, sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến dự án Royal City - một dự án do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Hoàng Gia làm chủ đầu tư – là điển hình trong việc áp dụng mô hình “kiến trúc xanh” vào xây dựng đô thị.

Khu đô thị Royal City có một vị trí rất thuận tiện, nằm tại trung tâm một khu dân cư đông đúc, đã được định hình, lại là nơi đầu mối giao thông quan trọng của cả vùng.


Với giá đất vài chục triệu đồng cho mỗi mét vuông thì việc dành ra cả một diện tích khoảng 70.000 m2 mặt đất (chiếm tới trên 50% quỹ đất) để làm cây xanh, sân vườn cho khu đô thị là một quyết định được đánh giá là “bạo tay” của chủ đầu tư.

Với quỹ đất cây xanh này, có thể khẳng định cư dân của khu vực này đang được hưởng một không gian xanh lớn nhất so với mật độ chung là 0,03 m2/người của quận Thanh Xuân. Hơn thế, nếu so sánh với quy chuẩn xây dựng của Việt Nam hiện tại thì diện tích cây xanh trong khu vực đã gấp đến 2,5 lần (quy chuẩn là 20%).

Không chỉ dừng lại ở đó, mới đây chủ đầu tư dự án này đã công bố một kế hoạch xây dựng một vườn dưỡng sinh trên cao đầu tiên tại Việt Nam. Tổng diện tích dành cho quần thể vườn dưỡng sinh trên nóc các tòa nhà sẽ vào khoảng 10.000 m2, theo đó, mỗi vườn nhỏ có diện tích từ 1.000 - 2.000 m2 được thiết kế theo phong cách vườn nhiệt đới, với các hạng mục: Sân tập dưỡng sinh, vườn dạo, sân vọng cảnh, khu giải khát, chòi nghỉ, vườn hoa, vườn khô… sẽ được xây dựng trên nóc các tòa nhà.

Bao quanh mỗi khu vườn được bố trí môt hệ thống kính cường lực trong suốt, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ, không cản trở tầm nhìn, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn tuyệt đối cho cư dân của tòa nhà.

Như vậy, với tầng mái xanh trải dài xuyên suốt các tòa nhà, cư dân sống tại khu đô thị Royal City sẽ có nơi để giao lưu, gắn kết, chia sẻ, tạo nên một văn hóa cộng đồng đầm ấm, thân thiện và văn minh mà không phải bỏ thêm chi phí.

Với những tiện ích này, có thể nói rằng thành phố Hoàng Gia – Royal City đang là một khu đô thị phức hợp hiện đại nhất cho đến thời điểm hiện tại, mở ra xu hướng mới để phát triển các đô thị Việt Nam trong tương lai.

M.N

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN