Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng trần dư nợ tín dụng năm 2022 thêm 1 - 2% nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản có dự án khả thi, có uy tín thương hiệu, có tài sản bảo đảm được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng.
Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp về việc góp ý, thẩm định dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và trên cơ sở tiếp thu ý kiến từ doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần xem xét lại nhiều nội dung, quy định trong dự thảo Luật Đất đai trên cơ sở đối chiếu tính thống nhất với Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở.
Với blockchain (công nghệ chuỗi-khối), thông tin từ tài liệu kiến trúc, kế hoạch kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng thiết bị… đều có thể được truy cập công khai từ tất cả mọi người, tạo nên sự minh bạch; qua đó gây dựng niềm tin trong hệ thống. Các vấn đề gian lận cũng được giảm thiểu tối đa thông qua các hợp đồng kỹ thuật số.
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi linh hoạt và vững chắc trong suốt giai đoạn từ đầu năm đến nay. Điều này sẽ tác động đến tình hình hoạt động của thị trường bất động sản và tiềm năng trong thời gian tới.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hơn 930 nhà chung cư đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; trong đó, có 132 nhà chung cư đưa vào sử dụng trước khi Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 và hơn 800 nhà chung cư đưa vào sử dụng sau thời điểm này.
Từ nay đến năm 2025, cả nước đặt mục tiêu hoàn thành 156 dự án đã triển khai đầu tư xây dựng với quy mô 156.700 căn hộ và có 245 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư. Đồng thời, tiếp tục khởi công thêm các dự án mới với đích đến của năm 2030 là hoàn thành đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp. Để đạt mục tiêu này cần sự chung tay góp sức không nhỏ từ các địa phương.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2022, nguồn cung phân khúc nhà ở cao cấp chiếm hơn 80%, nhà ở trung cấp chiếm gần 20%, còn nhà ở bình dân không còn (0%). Sở Xây dựng cho biết, đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu và chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững.
Các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam nhận xét, hiện thị trường Việt Nam có rất nhiều dự án cùng cạnh tranh trong một phân khúc với mô hình và sản phẩm tương tự nhau.
Vấn đề dòng tiền phát triển dự án bất động sản đang được quan tâm trong thời gian gần đây trước tình hình các ngân hàng đang siết vốn vay cho lĩnh vực bất động sản. Theo chuyên gia Savills Việt Nam, cần xác định rõ các nguồn vốn quan trọng để tháo gỡ nút thắt cho nguồn cung mới.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở cho công nhân, với quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,79 triệu m2.
Thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, tuy nhiên các hạn chế, thách thức cũng hiện hữu. Việc thu hút nguồn vốn để phát triển phải đi liền với việc hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện và chế tài nghiêm minh.
Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến diễn biến trái chiều khi giá đất nền hạ nhiệt tại nhiều nơi, nhưng giá chung cư vẫn tiếp tục gia tăng.
Đầu tư "đón" hạ tầng đã trở thành một xu hướng được nhiều người lựa chọn. Bởi vậy, khi mới manh nha thông tin về quy hoạch, mở đường hay thay đổi đơn vị hành chính... đều xuất hiện những cơn sốt đất.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, do nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản thường có thời gian vay vốn dài, tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào bất động sản sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Quảng cáo sai sự thật nhằm gian dối khách hàng mua nhà đã và đang gây ra những hậu quả cho xã hội. Do đó, cần thiết phải siết chặt quản lý để ngăn ngừa từ sớm, từ xa những hệ lụy có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi người mua nhà, đất.
Hà Nội có nhiều khu đô thị, tòa nhà chung cư. Tuy nhiên, một số người dân khi mua nhà đã tin lời quảng cáo về những tiện ích như, sân đỗ trực thăng, bể bơi vô cực, xây thấp tầng, mật độ dân cư thấp... nhưng sau một thời gian ở, cư dân phát hiện không như quảng cáo.
Những đợt "sốt đất" từ cuối năm 2021 đến nay đã đẩy giá đất ở các địa phương lên cao hơn nhiều giá trị thật và mặt bằng chung, nên thời điểm hiện tại hầu hết nhà đầu tư không dám bỏ vốn, trong khi người dân có nhu cầu để ở cũng không đủ khả năng mua, thị trường hạn chế giao dịch. Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố công khai thông tin bất động sản.
Những tháng cuối năm 2022, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình như cử Tổ công tác liên ngành tiếp tục làm việc với một số địa phương để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.
Dự báo về tình hình bất động sản nhà ở những tháng cuối năm 2022, các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam cho rằng sẽ không xuất hiện nhiều đột biến. Số lượng dự án có mức giá tốt, vị trí thuận lợi và chất lượng cao vẫn đang khan hiếm. Điều này là do bản thân các chủ đầu tư cũng đang đối mặt với áp lực tăng giá, đặc biệt từ chi phí đầu vào.
Dòng tiền bị kiểm soát chặt, nguồn cung khan hiếm, thanh khoản trên thị trường bất động sản (BĐS) thấp... đang khiến thị trường bất động sản trên đà giảm tốc, tâm lý nhà đầu tư thận trọng. Thực tế này có đưa giá BĐS về giá trị thật?