Sau dấu mốc sáp nhập, bất động sản khu Đông Bắc TP Hồ Chí Minh đang trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành “vùng đất hứa” không chỉ với nhu cầu ở thực, mà còn là điểm đến chiến lược của giới đầu tư Hà Nội nhờ loạt đòn bẩy hạ tầng và tiềm năng sinh lời bền vững.
Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 2937/BXD-QLN do Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh ký gửi các địa phương, nhằm chấn chỉnh các hộ gia đình cá nhân tự ý xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ theo kiểu nhiều tầng, nhiều căn hộ, không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phá vỡ cảnh quan, quy hoạch đô thị.
Hiện đã nhiều doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp chuyên đầu tư nhà ở. Tuy nhiên, 80% số này là những doanh nghiệp địa phương nhỏ lẻ, xây dựng khu nhà ở cho công nhân nhưng điều kiện nhà ở chưa được tốt.
Sáng 20/6, tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Cụm nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 đã chính thức được khánh thành giai đoạn 1 và đi vào sử dụng 132 căn nhà ở xã hội.
Trong 2 quý đầu của năm 2020, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bị ảnh hưởng nặng do việc thực hiện cách ly xã hội nhằm phòng, chống dịch COVID-19; trong đó, nhóm doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản nhà ở, kinh doanh dịch vụ bất động sản (môi giới, tư vấn bất động sản), đầu tư, kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân lô bán nền trái phép trên địa bàn.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), việc phân lô, tách thửa đất hiện nay tại các địa phương là quyền lợi chính đáng, phù hợp với tâm lý tích cóp, đầu tư và là nhu cầu lớn của người dân; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nhà nước thu được tiền thuế, giúp bộ mặt đô thị khang trang hơn...
Các chuyên gia nhận định, trước đây, Trung Quốc là cái nôi và công xưởng của thế giới, nhưng những năm gần đây, xu hướng đang dần được dịch chuyển về phía các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là một dấu hiệu tích cực cho lĩnh vực bất động sản nói chung và bất động sản khu công nghiệp nói riêng.
Đề cập đến những khó khăn trong quá trình cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã từng ví “cải tạo chung cư cũ như húc đầu vào đá”. Bởi thực tế hơn 10 năm qua, dù thành phố đã rất quyết tâm và đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc nhưng đến nay mới đạt khoảng 1% trong tổng số hơn 1.500 nhà tập thể cũ.
Ngày 13/5, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, đơn vị tháo dỡ (Công ty CP đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam) đã phối hợp với phường Điện Biên cơ bản tháo dỡ xong các thiết bị bên trong tầng 18 tòa nhà vi phạm trật tự xây dựng số 8B Lê Trực.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc đánh giá, tổng hợp báo cáo tình hình hàng hóa tồn kho, Bộ Xây dựng cho biết, hiện lượng tồn kho bất động sản chủ yếu là căn hộ cao cấp. Đáng chú ý, cách thống kê tồn kho bất động sản hiện vẫn còn một số điểm chưa chuẩn xác.
Thị trường bất động sản chưa có biểu hiện của khủng hoảng hay phát triển nóng là một trong những nội dung được ghi nhận tại bản công bố thông tin chính thức về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2020 do Bộ Xây dựng công bố ngày 7/5.
Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã kiến nghị và đề xuất với Chính phủ một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản; đồng thời, phản ảnh một số vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật khi doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ.
Sau khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, nguồn lực hỗ trợ thiếu hụt khiến doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội không có vốn tham gia và người dân không vay được tiền để thuê, mua loại hình nhà ở này.
Tại Công văn số 461/TTg-NN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý UBND tỉnh Phú Thọ quyết định chuyển mục đích sử dụng 35,01 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
Theo đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản (Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - VNREA), do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thị trường bất động sản tại Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước không tránh khỏi những ảnh hưởng, khó khăn, nhưng không hẳn tất cả các dự án đều rơi vào tình trạng “ngủ đông” và phải bán “cắt lỗ”.
Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các chuyên gia nhận định, lĩnh vực bất động sản nhà ở chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn bởi các lệnh cấm du khách nhập cảnh, làm gián đoạn việc khảo sát và thực hiện các giao dịch của khách nước ngoài; trong đó lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các giao dịch bất động sản với khách nước ngoài.
TP Hồ Chí Minh vừa có thông báo xử lý sai pham liên quan đến 2 dự án khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè và Dự án đầu tư Khu sinh thái-văn hóa hồ Vĩnh Lộc.
Trước những khó khăn, lúng túng của các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại Văn bản số 1141 ngày 6/4/2020 về triển khai các biện pháp để các công trình giao thông, xây dựng được tiếp tục thi công đang đặt ra vấn đề cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan quản lý nhà nước và ngành y tế giúp chủ đầu tư, nhà thầu thích ứng với tình hình dịch COVID-19.
Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID- 19, nhiều doanh nghiệp bất động sản bị tác động, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản.... Vì vậy, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổng hợp, ghi nhận các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp và có văn bản chính thức kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ chấp thuận những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho những doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn thành phố.