Tại cuộc họp tổ của Quốc hội chiều ngày 21/5, ông Trịnh Đình Thạch, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi, đã có cuộc trao đổi với báo chí liên quan đến tình hình ngư dân bám biển.
* Thưa ông, việc ngư dân bị hành hung không phải lần đầu tiên. Vậy theo ông có biện pháp gì để hỗ trợ ngư dân ra khơi?
Đã từ lâu ngư dân Quảng Ngãi nói chung và ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Châu, Bình Sơn nói riêng liên tục bị tàu của Trung Quốc ngăn cản, cướp phá, đánh đập. Nhiều nhất là thời gian gần đây Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương – 981, thì cường độ còn tăng lên nữa. Mới nhất là 2 trường hợp ngư dân bị đánh đập phải đưa về cấp cứu. Tỉnh ủy, UBND rất quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế đưa tàu ra tận Lý Sơn đưa các bác sỹ ra kịp thời cứu chữa và đưa nạn nhân về cứu chữa, miễn phí toàn bộ. Đó chỉ là một phần thiệt hại của ngư dân. Thiệt hại về tính mạng thì chưa nhưng thiệt hại về tài sản thì lớn. Ngoài quỹ hỗ trợ ngư dân thì các tổ chức trong nước và cả một số kiều bào ở nước ngoài cũng đã ủng hộ nư dân. Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ của tỉnh là chính cho các gia đình gặp nạn, bị tàu của Trung Quốc cướp phá, đánh đập. Hiện quỹ hỗ trợ cho ngư dân kịp thời ra thăm hỏi động viên giúp đỡ bước đầu. Còn ổn định về lâu dài thì cần sự chung tay của cả nước, cộng đồng mới làm được.
Đối với nhân dân Quảng Ngãi, đặc biệt là Lý Sơn luôn ra khơi bám biển, không những làm giàu cho gia đình, quê hương, khai thác trên vùng biển của mình mà còn thể hiện sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta. Về lâu dài phải có nguồn hỗ trợ ngư dân đóng các tàu lớn, tàu sắt đầy đủ phương tiện tiện nghi để khi họ hoạt động ở biển xa, có thể tự bảo vệ và phối hợp thành các nghiệp đoàn để bảo vệ trên biển.
* Liên quan đến việc ngư dân cần có tàu chất lượng hơn, ngư dân cần 2 đến 3 tỷ đồng để đóng tàu nhưng khó khăn. Ông có ý kiến gì về vấn đề này? Trước đây ngư dân muốn đóng loại thuyền lớn hơn, chắc chắn hơn thì cần 3-4 tỷ đồng, có loại hơn. Để vay, trước đây ngư dân phải thế chấp và có điều kiện để vay được là khó vì không có tài sản để vay nên cần sự hỗ trợ của nhà nước cho ngư dân hoặc công ty đóng tàu biển đưa mô hình đóng, đưa cho ngư dân làm hàng năm tích lũy để trả cho nhà nước.
Vấn đề thứ hai đã nói nhiều nhưng chưa làm được là hậu cần nghề cá. Đây là vấn đề đặc biệt. Hiện nay ngư dân tổ chức đi biển dài ngày thì công tác bảo đảm hậu cần rất lớn nhưng chưa có hỗ trợ cho họ. Nếu xây dựng được hậu cần nghề cá thì việc đi biển rất thuận lợi.
*
Vậy thưa ông, đâu là vấn đề trọng yếu trong hậu cần nghề cá để bảo đảm cho ngư dân bám biển? Hậu cần nghề cá là rất lớn, nhưng theo tôi trước mắt cần phải bảo đảm cho tối thiểu về xăng dầu, thực phẩm, các trang thiết bị cho nghề đi biển, kể cả các phương tiện thông tin. Có nghĩa là nếu dịch vụ hậu cần này đáp ứng đầy đủ sẽ đảm bảo phục vụ cho một chuyến tàu đi biển.
Thời điểm hiện tại, tín dụng cho ngư dân tiến bộ hơn rất nhiều, ngư dân rất phấn khởi. Nếu có sự hỗ trợ của nhà nước thì ngư dân có rất nhiều thuận lợi, trong đó có tín dụng để đóng tàu lớn, công suất lớn.
* Sau buổi họp báo cáo về tình hình Biển Đông, ông có thông điệp gì cho cử tri, thưa ông?
Sau buổi họp hôm qua, một thông điệp rõ ràng của Quốc hội là chỉ đạo, đề xuất Chính phủ tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt của bà con, có chính sách hỗ trợ lâu dài, có chiến lược phát triển rõ ràng. Biển đảo của ta rất dài, có tiềm năng và vươn ra biển là một chiến lược phát triển kinh tế cơ bản, ổn định trong tương lai do đó một thông điệp cho cử tri là bà con yên tâm bám biển.
* Xin cám ơn ông!
Xuân Minh (ghi)