TP Hồ Chí Minh: Nhộn nhịp chợ bánh ú bá trạng, bánh tro dịp Tết Đoan Ngọ

Dịp Tết Đoan ngọ (5/5 Âm lịch), nhiều khu vực làm nghề nấu bánh ú, bánh bá trạng tại TP Hồ Chí Minh trở nên nhộn nhịp. Mùi thơm của bánh lan tỏa khắp nơi, tạo nên không khí đậm chất truyền thống và ấm cúng.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Người dân gói và nấu bánh ú bá trạng để bán dịp Tết Đoan Ngọ.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, sáng ngày 10/6 (5/5 Âm lịch) nhiều khu vực làm nghề nấu bánh ú, bánh bá trạng tại TP Hồ Chí Minh như đường Hà Tôn Quyền, Tạ Uyên, Trần Quý (Quận 11), đường Gia Phú, Khu vực Chợ Lớn (Quận 6) nhộn nhịp cảnh nấu bánh và người dân ghé mua nườm nượp.

Chú thích ảnh
Những nồi bánh nóng hổi phục vụ người dân dịp Tết Đoan ngọ.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Bánh ú bá trạng sau khi nấu xong được treo lên sào cho ráo nước.

Tại con hẻm 172 Tạ Uyên, Phường 6 (Quận 11), hàng chục bếp nấu bánh đang cho ra lò những chùm bánh thơm ngon. Bà Châu Lệ Hồng (70 tuổi, gốc Quảng Châu, Trung Quốc) cho biết: “Tôi được mẹ truyền lại nghề này từ khi còn trẻ và đã hơn 40 năm tôi làm bánh ú. Ban đầu, tôi chỉ làm để cúng ông bà trong dịp Tết Đoan Ngọ và tặng một số người quen. Dần dần, do nhu cầu ngày càng tăng, tôi bắt đầu làm bánh để bán”.

Theo kinh nghiệm của bà Hồng, để có bánh ngon, công đoạn chụm lửa rất quan trọng. Bánh phải được nấu bằng củi thì mới ngon và cứ 3 tiếng phải đảo bánh một lần.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Người dân mua về thắp hương.

Theo tìm hiểu của phóng viên, bánh bá trạng, bánh ú mặn hay bánh chưng người Hoa, là một loại bánh truyền thống với nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy theo địa phương. Bánh Phúc Kiến có màu nâu từ ngũ vị hương, gói hình tam giác, trong khi người Quảng Đông gói hình gối dài và Triều Châu gói hình chóp đứng.

Khi du nhập vào Việt Nam, các loại bánh được biến tấu để phù hợp hơn với khẩu vị người Việt. Sự kết hợp tinh tế giữa các nguyên liệu đã tạo nên một hương vị độc đáo, vừa giữ được nét truyền thống bánh của người Hoa, vừa mang đậm phong vị Việt.

Chú thích ảnh

Sáng sớm Tết Đoan ngọ (5/5 Âm lịch), các con đường quanh khu chợ Thiếc, chợ Hà Tôn Quyền (Quận 11), Gia Phú (Quận 6)… nhộn nhịp tấp nập người mua bán. Giá bán bánh ú bá trạng trứng muối là 65.000 đồng/cái, bánh 2 trứng muối có giá 70.000 - 75.000 đồng/cái. Riêng loại bánh đặc biệt có nhân bào ngư, vi cá thì giá từ 150.000 - 200.000 đồng/cái, tùy vào kích thước. Ngoài ra, loại bánh tro có giá 65.000 đồng/chục.

Ông Lai Quốc Que, chủ lò bánh trên đường Tạ Uyên (Quận 11), chia sẻ: "Tôi bán từ ngày 28 tới sáng mùng 5. Năm nay, giá bánh có giá từ bán 90.000 - 120.000 đồng/chục và được nhiều khách tới mua ủng hộ. So với năm ngoái, tôi chỉ bán tới tối mùng 4 là không còn hàng”.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn gọi là “Tết giết sâu bọ”, dịp để tạ ơn tổ tiên, trời đất và ăn mừng mùa vụ thành công. Ngày lễ này đánh dấu một giai đoạn mới, cầu mong mùa màng bội thu và những điều tốt đẹp.

Chùm ảnh: Mạnh Linh-Gia Khiêm
Con đường hoa phượng đỏ rực dài 10km ở miền Tây
Con đường hoa phượng đỏ rực dài 10km ở miền Tây

Đường tỉnh 826 (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) được trồng hàng phượng dài gần 10km đang trổ hoa đỏ rực làm ai đi qua cũng xao xuyến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN