Sắp có cầu vượt bộ hành qua đường Nguyễn Trãi (Hà Nội)

Cây cầu vượt đi bộ qua đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) đã hoàn thành cơ bản những hạng mục chính. Lối lên xuống của cầu gần cổng Đại học Hà Nội và đầu phố Triều Khúc.

Cây cầu vượt này có tổng mức đầu tư là hơn 3,8 tỷ đồng, có kết cấu nhịp dầm và trụ thép, bệ móng và cọc gia cố bằng bê tông cốt thép. Cầu gồm 2 nhịp, có chiều rộng 3,4 m, chiều cao tĩnh không là 4,75 m.

Việc xây dựng cầu vượt đi bộ qua vị trí này nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người đi đường. 

Hai bên đường Nguyễn Trãi là khu dân cư và cổng trường đại học, nên lượng sinh viên học tập và ở trọ trong khu vực rất lớn. Trên thực tế, đường Nguyễn Trãi hiện có mật độ phương tiện và tốc độ lưu thông khá lớn, dù không được phép đi bộ cắt ngang qua đường Nguyễn Trãi, nhưng hàng nghìn học sinh, sinh viên vẫn hàng ngày băng ngang đường.

Hình ảnh cây cầu vượt dành cho người đi bộ qua đường Nguyễn Trãi đang được hoàn thiện:

Chú thích ảnh
Cầu vượt đi bộ qua đường Nguyễn Trãi đoạn phố Triều Khúc - cổng Đại học Hà Nội.
Chú thích ảnh
Cầu được xây dựng với kết cấu nhịp dầm và trụ thép, bệ móng và cọc gia cố bằng bê tông cốt thép. 
Chú thích ảnh
Các khớp nối được bắt chặt bằng đinh ốc cỡ lớn.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Phần cầu thang lên xuống và thân cầu có thiết kế với gam màu sáng, hài hòa với phần đường sắt trên cao.
Chú thích ảnh
Các kỹ sư giám sát kiểm tra bản vẽ thiết kế thi công.
Chú thích ảnh
Cầu vượt cho người đi bộ với tổng mức đầu tư là hơn 3,8 tỷ đồng.
Chú thích ảnh
Cầu vượt đi bộ sẽ giúp đoạn đường giảm nguy cơ mất an toàn giao thông.
Lê Phú/Báo Tin Tức
Bỏ mặc cầu vượt, người đi bộ băng qua đường thách thức 'tử thần'
Bỏ mặc cầu vượt, người đi bộ băng qua đường thách thức 'tử thần'

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, từ năm 2009 đến nay, thành phố đã có 46 cầu vượt đi bộ được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng. Số cầu vượt này có trị giá đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng, nhưng điều đáng nói, vì nhiều nguyên nhân, rất nhiều cầu vượt đã không phát huy được tác dụng lãng phí, để xuống cấp.Trong đó có nguyên nhân là người dân vẫn không có thói quen đi cầu vượt, mà bất chấp nguy hiểm, tai nạn có thể xảy ra mà băng qua đường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN