Phiên chợ Phố Cáo

Chợ Phố Cáo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đông nhất vào khoảng 8 - 9 giờ sáng mùa hè. Chợ đông vui bởi bà con từ trên bản xuống, ô tô chở hàng cho các đại lý tấp nập ngoài đường.

Một dãy hàng ngay bên lề đường lao xao tiếng người mua, người bán. Trong các quán ăn dù nóng bức, nhưng từ nam thanh, nữ tú đến người già, trẻ nhỏ đều xì xụp món thắng cố, phở, canh. Đám đàn ông thì nâng lên đặt xuống ly rượu ngô, có khi lớn tiếng với nhau nhưng đầy hứng khởi.

Các mặt hàng tự sản, tự tiêu được đem bán nhiều nhất, chỗ này người dăm ba chiếc gùi tre nứa, chỗ kia ít cà chua, rau cải, cà tím…

Góc chợ phía trong, tiếng eng éc của các chú lợn con. Người bán trên tay kéo chùm dây buộc từng chú lợn, người mua ngắm nghía mặc cả, sau khi đồng ý, đưa lợn cho vào bao tải xách về.

Nơi sôi động là góc bán rượu. Từng can rượu ngô xếp thành hàng, người mua có cả nam và nữ, mở nắp múc một thìa uống thử, sau đó rót rượu đã mua vào những chiếc can nhỏ hơn, bỏ vào gùi.

Những gian hàng quần áo đủ màu sắc đặc trưng của các dân tộc, đến hàng thời trang nam nữ.

Phiên chợ vùng cao vẫn đậm bản sắc riêng, nhiều du khách tìm mua những món hàng thủ công làm kỷ niệm.

Một số hình ảnh tại phiên chợ Phố Cáo:

Chợ Phố Cáo tấp nập ngay từ đầu cổng với cảnh bán mua nhộn nhịp.

Bà cụ người Mông bán hương trong phiên chợ vùng cao.

Những đàn lợn cắp nách được mang xuống chợ từ rất sớm.

Các sản phẩm đan lát của đồng bào vừa làm vừa bán.

Thắng cố, phở, canh là những món ăn không thể thiếu tại các phiên chợ vùng cao.


Duy Tường
Mộc mạc phiên chợ quê ngày Tết
Mộc mạc phiên chợ quê ngày Tết

Cũng giống như các vùng nông thôn khác của Việt Nam, ở tỉnh Yên Bái mỗi xã, mỗi bản hoặc vài xã, vài bản liền kề nhau đều có một cái chợ. Chợ của xã nào, bản nào thì có tên gọi của địa phương nơi đó và được gọi chung là chợ quê hay chợ làng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN