Những địa điểm gắn liền với Ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1946, quân và dân Hà Nội đã biến phố phường thành trận địa. Đến nay, những di tích này đã trở thành một phần minh chứng lịch sử.

Chú thích ảnh
Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc là nơi Bác đã ở và làm việc vào tháng 12/1946.
Chú thích ảnh
Tại đây, Bác đã chủ trì Hội nghị ban thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và thông qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Chú thích ảnh
Tại đây, những hiện vật gắn liền với Người trong giai đoạn tháng 12/1946 như chiếc bàn làm việc, chiếc giường ngủ vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.
Chú thích ảnh
Pháo đài Láng là nơi bộ đội đã bắn những phát súng đầu tiên vào 20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946. Đây được coi là hiệu lệnh kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Chú thích ảnh
Rạp Chuông Vàng (trước đây được gọi là rạp Tố Như) nằm ở ngã tư Hàng Bạc - Tạ Hiện vào ngày 14/1/1947, các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô đã làm lễ tuyên thệ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Chú thích ảnh
Chợ Đồng Xuân cũng là 'nhân chứng sống' của một thời toàn bộ nhân dân Thủ đô đứng lên kháng chiến chống Pháp mùa Đông năm 1946.
Chú thích ảnh
Tấm phù điêu ghi lại chiến tích của các chiến sĩ, quân dân Thủ đô.
Chú thích ảnh
Trường Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm là nơi các chiến sĩ Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77 cùng 2 tiểu đội Tự vệ khu đại học đã kiên cường chiến đấu bảo vệ trụ sở Bộ Quốc phòng ngày 21/12/1946, góp phần vào chiến công chung của quân dân Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Chú thích ảnh
Hang chùa Trầm là nơi Đài tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 20/12/1946 và thơ chúc tết năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chú thích ảnh
Tấm phù điêu được giữ lại trên phố Nguyễn Khắc Nhu (Ba Đình, Hà Nội) trước cổng nhà máy điện Yên Phụ. Nơi đây vào lúc 20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946, các công nhân của nhà máy đã phá máy, tắt điện làm hiệu lệnh mở đầu toàn quốc kháng chiến.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Đền Hai Bà Trưng, thuộc phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, bên trong có chùa Viên Minh trước là nơi nhà sư Thích Đàm Thu nuôi giấu bảo vệ cán bộ, giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ 1946 - 1954.
Chú thích ảnh
Cầu Long Biên – di tích lịch sử gắn liền với những cuộc chiến đấu của quân dân Thủ đô
Chú thích ảnh
Tại khu vực Rạp Hồng Hà  nằm trên phố Đường Thành, ngày 20/12 đến ngày 22/12/1946, các chiến sĩ tự vệ Thành đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều giặc Pháp.
Chú thích ảnh
Để tưởng nhớ 60 ngày đêm mở đầu cho toàn quốc kháng chiến, Hà Nội đã cho dựng tượng đài Quyết tử để tổ quốc quyết sinh ở gần hồ Hoàn Kiếm năm 1984.
Lê Phú/Báo Tin Tức
Hành trình tour xe đạp trải nghiệm về các địa danh mở màn ngày toàn quốc kháng chiến
Hành trình tour xe đạp trải nghiệm về các địa danh mở màn ngày toàn quốc kháng chiến

Hội Lữ hành Hà Nội, Câu lạc bộ du lịch bền vững Vgreen tổ chức tour xe đạp trải nghiệm “Ngày này năm xưa” vào ngày 19/12, nhằm giới thiệu tới du khách các địa danh quân và dân Hà Nội mở màn ngày toàn quốc kháng chiến vào đêm 19/12/1946 và 60 ngày đêm chiến đấu kiên cường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN