Thân rồng có những quả cau xếp sát nhau làm vảy, ớt dùng làm vây lưng, lá dứa làm bờm, đậu que dùng để viền đôi mắt và miệng, củ tỏi bóc vỏ dùng làm răng.
Tráp rồng phụng là một trong những sính lễ đặc biệt quan trọng xuất hiện trong ngày cưới, được các nghệ nhân tỉ mẩn sắp xếp, cắt tỉa từ những nguyên liệu như: Táo, ớt đỏ, dứa, cau, đậu đũa, đậu ve...
Từ những trái cau, ớt, đậu bắp, lá dứa… các nghệ nhân tạo ra những chiếc cổng cưới rồng phụng, rất được ưa thích trong hoạt động cưới hỏi của người dân Nam Bộ.
Cổng rồng phụng “khổng lồ” cao hàng chục mét được đính kết cầu kỳ.
Nghệ nhân Hoàng Nghĩa (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), chia sẻ: “Công đoạn khó nhất làm rồng, phụng là tạo dáng cho sản phẩm, sau đó đến đoạn làm đầu, mắt. Sản phẩm có nét, có “hồn” hay không đều phụ thuộc nhiều vào các công đoạn này, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, sáng tạo và đam mê”.
Nghệ nhân Hoàng Nghĩa đang tỉ mỉ kết rồng phụng từ trái cây.
Anh tạo hình con rồng bằng xốp, sau đó dùng đinh nhỏ để đính các loại trái cây và hoa.
Phần đầu và mắt rồng là một trong những công đoạn tạo đòi hỏi phải kết trái cây chi tiết mới tạo nên cái “hồn” của sản phẩm.