Nghề khóc thuê tại Trung Quốc

Với thù lao khoảng 10 triệu đồng, nhóm khóc thuê trang điểm đậm và ăn vận như trong các vở kinh kịch sẽ khóc lóc rền rĩ, thay mặt những người thân bày tỏ thương tiếc với người quá cố.

 

Nhóm khóc thuê của cô Chen Shuqiang tại một đám tang.


Việc thuê các diễn viên tạp kỹ đến khóc lóc tại đám ma của người thân vốn là một tập tục đã tồn tại lâu đời ở Trung Quốc. Nếu một đám tang mà thiếu vắng những tiếng khóc thương đau lòng sẽ bị đánh giá là giả tạo và thiếu kính trọng đối với người đã mất.

 

Cô Chen Shuqiang, 35 tuổi – người có kinh nghiệm trong nghề khóc thuê – cho biết hầu hết những người làm nghề này đều là các cô gái trẻ, bởi đàn ông không đủ khéo léo và nhạy cảm để rơi nước mắt tại đám tang người không quen biết. Theo cô Shuqiang, nghề mà cô đã chọn lựa hiện đang rất thịnh hành và mang lại thu nhập khá cao.


“Các gia đình có người mất luôn muốn chúng tôi khóc lóc thảm thiết, quỳ lạy bên quan tài và níu giữ khi quan tài được đưa đi an táng”, Shuqiang cho biết thêm.


Shuqiang vốn là một nữ ca sĩ trong gánh hát địa phương. Vì thu nhập tại gánh hát không ổn định nên cô đã quyết định chuyển sang nghề khóc thuê chuyên nghiệp. Công việc này đã đem lại cho cô và các đồng nghiệp thù lao khá hậu hĩnh, thậm chí còn cao hơn cả lương công chức bình thường.


Gương mặt trang điểm đậm giống với các diễn viên kinh kịch.







Ra về sau khi đám ma kết thúc.


Nhận thù lao hậu hĩnh.


Hóa trang trước giờ "biểu diễn".



Hoàng Trang

 

Trả hơn 43 triệu đồng/tháng vẫn khó tìm người rửa bát
Trả hơn 43 triệu đồng/tháng vẫn khó tìm người rửa bát

Mấy năm trở lại đây, lĩnh vực lao động chân tay ở Hong Kong (Trung Quốc) ngày càng khan hiếm nhân công. Có nhà hàng đưa ra mức lương 16.000 HKD (hơn 43 triệu đồng) cho vị trí nhân viên rửa bát, nhưng vẫn không tuyển dụng được.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN