Không gian nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân xuống cấp, hàng quán, xe cộ thi nhau xâm lấn

Bên cạnh việc xuống cấp, nhiều tác phẩm nghệ thuật bị bong tróc, dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân-Sông Hồng (Hà Nội) đang phải đối mặt với sự xâm hại từ hàng quán, điểm đỗ xe của dân địa phương.

Xóm bờ sông Phúc Tân (khu vực bờ biển Vở sông Hồng, Hà Nội) từng là nơi phức tạp về an ninh trật tự, do đặc điểm địa hình và cộng đồng cư dân. Vùng đất nơi bãi bồi sông Hồng cùng với cây cầu Long Biên lịch sử đã thúc đẩy nhóm họa sĩ Nguyễn Thế Sơn nảy sinh ý tưởng về dự án nghệ thuật công cộng.

Chú thích hình ảnh
Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân với những tác phẩm thể hiện các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Phúc Tân, về sông Hồng và rộng hơn nữa là về Thăng Long - Hà Nội.

Theo họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, khu vực ven sông, từ cách tiếp cận lịch sử, vẫn bị coi là “mặt sau” của thành phố. Từ bối cảnh này, vỏ chai nhựa, thùng phi, thùng xe máy, ô tô... được 16 họa sĩ tái chế và  tạo thành tác phẩm sắp đặt tương tác với bối cảnh, tạo nên không gian nghệ thuật đặc sắc, đem lại không khí hào hứng cho dân cư nơi đây.

Tháng 2/2020, trên khoảng không gian tường cũ kéo dài 1km, từ cầu Long Biên tới cầu Chương Dương, nghệ thuật công cộng đã biến nơi đây thành một "bảo tàng ngoài trời" không cần có nhân viên bảo vệ. Bức tường ven bờ vở sông Hồng - ngân hàng, trở thành thành không gian sáng tạo văn hóa mang tên "Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân-sông Hồng".

Nhưng những dự án nghệ thuật công cộng thường chỉ “hit” được 3-5 năm, sau đó sẽ xuống cấp hoặc cần thay đổi để phù hợp với hơi thở của thời đại. Và con đường này không nằm ngoài luật đó. Sự xuống cấp của các sản phẩm tại đây mang đến nhiều tiếc nuối, nhất là khi những không gian nghệ thuật tương tự ở Thủ đô còn quá ít.

Video và cụm ảnh ghi nhận thực tại nhiều tác phẩm của "Phúc Tân Giang" đang bị xâm hại và xuống cấp:

Chú thích hình ảnh
Từ khi TP Hà Nội được ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, việc hình thành các không gian sáng tạo văn hóa là một trong những hành động hiện thực hóa cam kết của Hà Nội khi tham gia mạng lưới.
Chú thích hình ảnh
Nhằm cải tạo và nâng cấp bờ vở sông Hồng, quận Hoàn Kiếm đã chủ trì dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân, thực hiện trên đường ven sông dài gần 1km, đoạn từ cầu Chương Dương đến cầu Long Biên.
Chú thích hình ảnh
Để thực hiện dự án này, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn mời thêm 15 nghệ sĩ về thực hành nghệ thuật đương đại từ Huế, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và 2 nghệ sĩ nước ngoài sinh sống ở Hà Nội nhiều năm, tham gia.
Chú thích hình ảnh
Sau 3 năm tồn tại, tác phẩm “Những Thánh Gióng đương đại” của nghệ sĩ Nguyễn Trần Ưu Đàm là một trong số ít các tác phẩm còn giữ được trọn vẹn về màu sắc, đường nét.
Chú thích hình ảnh
Phần lớn các tác phẩm còn lại đều xuống cấp, hư hỏng.
Chú thích hình ảnh
Giám tuyển của dự án - họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết, một vài tác phẩm tại đây sử dụng vật liệu tái chế, nên không tránh khỏi hỏng hóc, cần được quan tâm, bảo trì.
Chú thích hình ảnh
Với nghệ thuật công cộng, ngoài kinh phí thực hiện tác phẩm, thì chi phí duy tu bảo dưỡng định kỳ cũng là một khoản không nhỏ.
Chú thích hình ảnh
Tác phẩm “Thuyền” của nghệ sĩ Vũ Xuân Đông được kết từ hàng nghìn vỏ chai nhựa cố định trên khung sắt. Sau 3 năm phơi nắng dầm mưa, nhiều vỏ nhựa bị rụng, nứt, vỡ; khiến người xem khó hình dung được ý đồ của tác giả là miêu tả hình ảnh bến sông nhộn nhịp.
Chú thích hình ảnh
Các nghệ sĩ không thể cứ mãi tự bỏ tiền túi, công sức và thời gian để duy trì các tác phẩm nơi đây.
Chú thích hình ảnh
Càng đáng buồn hơn khi những nỗ lực "tái chế" rác thành tác phẩm nghệ thuật, giờ lại bị người dân "vô tư" xả rác vào.
Chú thích hình ảnh
Xe máy dựng như "hàng rào" chắn trước tác phẩm "Phù điêu Đông Dương" của họa sĩ Nguyễn Thế Sơn.
Chú thích hình ảnh
Tác phẩm “Gánh hàng rong” của họa sĩ Nguyễn Thế Sơn bị tận dụng làm nơi bán hàng nước.
Chú thích hình ảnh
Tác phẩm "Vòng quay" của tác giả Trịnh Minh Tiến cũng chung tình cảnh tương tự.
Chú thích hình ảnh
Xe máy vô tư dựng cạnh tác phẩm "Nhà nổi" của nghệ sĩ Lê Đăng Ninh.
Chú thích hình ảnh
Tác phẩm 5.000 mảnh gương từ tác phẩm "Phản chiếu song hành" vốn được nghệ sĩ Cấn Văn Ân đặt điểm cuối dự án để phản chiếu cầu Long Biên, giờ đây đã trở thành "gương" cho các ô tô chọn làm nơi dừng đỗ.
Chú thích hình ảnh
Thậm chí, người dân nơi đây còn tận dụng con đường nghệ thuật làm chỗ đậu xe.
Chú thích hình ảnh
Những cây tò he khổng lồ của tác phẩm “Múa Lân” bị hư hỏng nặng, không còn nguyên vẹn.
Chú thích hình ảnh
Nhiều người cho biết, con đường nghệ thuật này chưa thực sự thu hút khách tham quan.
Chú thích hình ảnh
Người dân đã dần quen với sự xuất hiện của các tác phẩm như một phần cuộc sống của họ, nhưng chưa thực sự có ý thức bảo vệ và giữ gìn. Trong ảnh là tác phẩm "Lịch sử vỡ" của nghệ sĩ Vương Văn Thạo.
Chú thích hình ảnh
Trước đó, vào tháng 7/2023, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết đang vận động xã hội hóa để cải tạo, chỉnh sửa lại dự án này.

 

Trung Nguyên/Báo Tin tức
Độc đáo không gian nghệ thuật Thông Linh
Độc đáo không gian nghệ thuật Thông Linh

Tối 23/12, một không gian nghệ thuật độc đáo với 50 tác phẩm tượng cỡ lớn của Giáo sư, Viện sĩ, họa sĩ Ngô Xuân Bính chính thức được khai mạc dưới tên gọi Triển lãm Thông Linh, đã diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN