Độc đáo không gian nghệ thuật làm từ phế liệu tại khu bãi rác Phúc Tân

Đoạn đường ven sông Hồng tại phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), vốn tập kết nhiều rác thải, nay trở thành một không gian nghệ thuật với các tác phẩm làm từ phế liệu sau khi được tái chế.

Đây là dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân - Sông Hồng của một nhóm gồm 16 nghệ sĩ với 16 tác phẩm sắp đặt từ nguyên liệu tái chế. Dự án lấy cảm hứng từ chính địa thế đặc trưng là nơi giao thoa của nhiều yếu tố văn hóa, lịch sử đất Thăng Long - Kẻ Chợ, từng tấp nập trên bến dưới thuyền, cửa ngõ giao thương một thời của chốn kinh kỳ, cũng từng là nơi chứng kiến những cơn lũ mỗi mùa nước lên.

Video về không gian nghệ thuật từ phế liệu tại khu bãi rác Phúc Tân:

Chú thích ảnh
Tác phẩm “Thuyền” gồm  4 chiếc thuyền buồm được nghệ sĩ Vũ Xuân Đông thực hiện từ 10.000 vỏ chai nhựa, lon nước, hộp dầu xe máy đã qua sử dụng, tạo hiệu ứng  như con thuyền trên sóng bập bềnh.
Chú thích ảnh
Nhiều gia đình đã đưa con nhỏ đến đây để tham quan. Các em nhỏ được tìm hiểu về lợi ích của việc tái chế rác thải cũng như lợi ích về văn hóa, môi trường và du lịch mà những tác phẩm nghệ thuật tại đây mang lại.
Chú thích ảnh
Tác phẩm "Tôi yêu Phúc Tân, Hà Nội" là tập hợp các mảnh vật liệu, được ép thủ công với vỏ chai, nắp chai nhựa đã qua sử dụng, do chính những người dân cư trú tại đây thực hiện. Nhóm tác giả hy vọng con đường nghệ thuật sau khi hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân, từ đó nhân rộng những dự án nghệ thuật có tác dụng chỉnh trang, cải tạo môi trường ở những địa điểm tương tự.
Chú thích ảnh
Hai nghệ sĩ nước ngoài tham gia dự án là nhà thiết kế Tây Ban Nha Diego Cortiza và họa sĩ Australia George Burchett. Họ đóng góp tác phẩm được tạo nên từ sắt phế thải với những tạo hình đẹp mắt. Nhà thiết kế Diego Cortiza thu gom những chiếc bu gà ở chợ Long Biên (Hà Nội), sơn màu, biến thành những chiếc lồng đèn soi chiếu hình ảnh thân con rồng. Giới trẻ khi tới thăm dự án, rất thích thú chụp ảnh tại đây.
Chú thích ảnh
 Cầu Long Biên được ghép từ những mảnh gương vỡ gắn lên tường.
Chú thích ảnh
Tác phẩm của tác giả Vương Văn Thạo với những chiếc đĩa vỡ vẽ hình những ngôi đình, cổng làng trong phố cổ Hà Nội, và được ghép lại bằng vàng. Tác phẩm nhằm gửi tới thông điệp: "Hãy gìn giữ bảo tồn và trân trọng những cổng làng trong phố".
Chú thích ảnh
Tác phẩm “Vòng quay” của tác giả Trịnh Minh Tiến làm từ vành bánh xe kết hợp với nhựa màu tái chế và kỹ thuật vẽ bằng súng phun sơn. Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng vòng quay lịch sử về cây cầu Long Biên.
Chú thích ảnh
Tác giả Nguyễn Xuân Lam đưa tranh Hàng Trống vào tác phẩm "Phúc Tân Giang", kết hợp tạo hình với tò he - trò chơi dân gian truyền thống của trẻ em Việt Nam. 
Chú thích ảnh
Tác phẩm “Gánh hàng rong” của nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, với  hình phụ nữ mặc yếm, váy đụp, đội nón quai thao đang tần tảo gánh hàng. Tác phẩm làm từ sắt phế thải và inox gương ánh vàng ánh bạc.
Chú thích ảnh
Các em nhỏ sống tại khu vực Phúc Tân rất thích tác phẩm “Những Thánh Gióng đương đại” của nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt Nguyễn Ưu Đàm. Đây là tác phẩm miêu tả trận chiến vì một cuộc sống xanh, với hình ảnh mỗi người lái xe máy như một Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, chiến đấu với kẻ thù là ống đựng chất thải như một con mãng xà. Tác phẩm sử dụng nhiều vật liệu tái chế, kết hợp sắt tấm cắt CNC sơn màu. 
Chú thích ảnh
Tác phẩm phản chiếu song hành cầu Long Biên trên chiếc thuyền dài 7 mét, được ghép từ 5.000 mảnh gương, nặng 400kg của nghệ sĩ Cấn Văn Ân.
Chú thích ảnh
Dự án nghệ thuật này không chỉ thay đổi bộ mặt khu dân cư mà còn thổi một luồng không khí mới  vào cuộc sống cộng đồng, thay đổi nhận thức của người dân về môi trường và không gian sống.
Chú thích ảnh
 Tác phẩm “Thành phố ven sông” của nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm sử dụng thùng phuy cũ nhiều màu sắc.
 
Chú thích ảnh
Tác phẩm “Xẩm tàu điện” của tác giả Phạm Khắc Quang làm từ những miếng thép vụn cũ,  được hàn cắt tạo nên bề mặt tác phẩm và phía sau được liên kết bằng túi nilon nhiều màu. Tác phẩm này mô tả lại loại hình hát Xẩm đặc trưng của Hà Nội xưa, diễn ra trên chuyến tàu chở những thanh âm phận  đời xuôi ngược trong thành phố.

   

Hiền Anh/ Báo Tin tức
Đô thị hóa 'vây' không gian văn hóa làng biển
Đô thị hóa 'vây' không gian văn hóa làng biển

Từ bao đời nay, phong tục tập quán của ngư dân đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc trưng cho miền biển Quảng Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế vùng ven biển, sức ép lớn từ hạ tầng du lịch, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, không gian văn hóa làng biển thu hẹp dần.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN