Đại hội lần thứ IX của Đảng: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 19 - 22/4/2001.

Chú thích ảnh
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (19 - 22/4/2001), tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Đại hội tổng kết 15 năm đổi mới, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tại Đại hội IX, Đảng tiếp tục chủ trương đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước. Giai đoạn 2001 – 2005, sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu. Việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. 

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phan Văn Khải cùng lãnh đạo cấp cao ASEAN tham dự Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur về xây dựng Hiến chương ASEAN, ngày 12/12/2005, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn sau khi gia nhập ASEAN (1995), trong đó có tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5), ngày 8 - 9/10/2004 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Tổng thống Jacques Chirac đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 7/6/2005, tại Điện Elysee ở Thủ đô Paris. Ảnh: Xuân Tuân - TTXVN
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Đức Gerhard Schröder trả lời báo chí nhân chuyến thăm chính thức CHLB Đức, tháng 3/2004. Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN
Chú thích ảnh
Tại Đại hội Đảng IX, Đảng đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô, nhất là đối với kinh tế Nhà nước, nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, coi đó là động lực vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong ảnh: Sản xuất sợi chất lượng cao ở Công ty Dệt Nam Định (2004). Ảnh: Cẩm Bình/TTXVN
Chú thích ảnh
Phiên đấu giá cổ phần Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (Tổng Công ty điện lực Việt Nam), tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngày 10/3/2005. Ảnh: Quang Hải/TTXVN
Chú thích ảnh
Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Trong ảnh: Xuất khẩu gạo tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Nguyễn Thụ/TTXVN
Chú thích ảnh
Sử dụng máy cơ giới nâng cao hiệu quả canh tác và sản xuất lúa ở Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai (2004). Ảnh: Sỹ Huynh/TTXVN
Chú thích ảnh
Đoàn thể thao Việt Nam diễu hành tại lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 22, ngày 5/12/2003 trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, tháng 12/2003. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức
Đại hội lần thứ VIII của Đảng: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đại hội lần thứ VIII của Đảng: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28/6 - 1/7/1996 tại Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN