Đại hội lần thứ VII của Đảng: Đổi mới toàn diện, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN

Đại hội lần thứ VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 - 27/6/1991 tại Hà Nội. Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc.

Đại hội VII là Đại hội lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội cũng đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư.

Trong giai đoạn từ Đại hội VII đến Đại hội VIII (6/1991 – 6/1996), Đảng đã có những đổi mới đi vào chiều sâu của quan hệ sản xuất, từ đó giải toả, tháo gỡ nhiều lực cản cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ đề ra cho 5 năm 1991 – 1995. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm. Những thành tựu đó một lần nữa khẳng định sự nghiệp đổi mới đất nước được đề ra tại Đại hội VI là đúng đắn.  

Chú thích ảnh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 24 - 27/6/1991. Tham dự Đại hội có 1.176 đại biểu, đại diện cho hơn 2 triệu đảng viên trong cả nước. Ảnh: Kim Hùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đón, hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Bắc Kinh, sáng 6/11/1991. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Đến giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế trên phạm vi rộng lớn. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân duyệt đội danh dự tại Lễ đón ở Đại Lễ đường nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, ngày 9/11/1993, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ 9 - 15/11/1993. Ảnh: Cao Phong/TTXVN
Chú thích ảnh
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức khánh thành ngày 20/12/1994, sau hơn 15 năm thi công với ý nghĩa quan trọng: vừa trị thủy sông Đà, chống lũ giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội; vừa sản xuất điện năng cung cấp cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Từ năm 1993, Tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề Charoen Pokphand (C.P) của Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam với việc thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký văn bản nghị quyết kết nạp Việt Nam là thành viên của AIPO vừa được thông qua. Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN
Chú thích ảnh
 Đêm 11/7/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đọc tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei) diễn ra Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong ảnh: Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Dato Ajit Singh chào mừng Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN. Ảnh: Trần Sơn/TTXVN
Chú thích ảnh
Tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm chính thức Hàn Quốc, tháng 4/1995. Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN
Chú thích ảnh
Năm 1994, UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới và đến năm 2000 tiếp tục được vinh danh lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức
Hà Nội điều chỉnh lộ trình 19 tuyến xe buýt để phục vụ Đại hội Đảng
Hà Nội điều chỉnh lộ trình 19 tuyến xe buýt để phục vụ Đại hội Đảng

Để đảm bảo hoạt động xe buýt được thông suốt, phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội vừa có phương án điều chỉnh lộ trình tạm thời một số tuyến xe buýt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN